Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 13: Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn

Giáo án bài 13: Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 13: ĐÀN T’RƯNG – TIẾNG CA ĐẠI NGÀN

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Đàn t’rưng – Tiếng ca đại ngàn. Biết đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ mang nội dung quan trọng của bài (từ khóa) thể hiện sự thích thú khi khám phá nét đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút. 

  • Hiểu nghĩa của từ ngữ có sức gợi tả, cảm nhận được hình ảnh gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của người dân Tây Nguyên. Cuộc sống của họ tràn ngập những cung bậc âm thanh của tiếng đàn t’rưng hoà với tiếng suối chảy, gió reo. Nhận biết được nội dung chính của bài đọc: Người Tây Nguyên đã tạo ra vẻ đẹp riêng cho vùng đất Tây Nguyên từ bao đời nay.

  • Nhận biết được cách viết chương trình hoạt động. 

  • Biết dùng các từ ngữ thay thế (đại từ, danh từ,...) chỉ cùng một sự vật, hoạt động, đặc điểm,... để liên kết các câu trong đoạn văn. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc và sự trân trọng bàn tay, khối óc, tâm hồn con người bao đời đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho mỗi vùng miền trên đất nước ta. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc, tranh ảnh và video giới thiệu về vùng đất Tây Nguyên. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem 1 video ngắn Giới thiệu vài nét về Tây Nguyên

https://www.youtube.com/watch?v=8gmcHAYQt_c

- GV cho HS xem một số tranh ảnh về mảnh đất Tây Nguyên: 

Nhà sàn Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Cao nguyên Lâm Viên

Những chú voi đang tăng tốc quyết liệt để giành chức vô địch. Ảnh ST

Lễ hội đua voi Tây Nguyên

 

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi cùng với bạn về những điều em biết về mảnh đất Tây Nguyên?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng với những lễ hội độc đáo như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội cà phê,... 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.61, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: 

Bài đọc “Đàn t’rưng, tiếng ca đại ngàn” sẽ đưa chúng ta khám phá vẻ đẹp riêng của cảnh vật và cuộc sống người dân Tây Nguyên. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ một số câu dài. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc diễn cảm, chậm rãi; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi vẻ đẹp riêng của đời sống tâm hồn người Tây Nguyên – say mê tiếng đàn tiếng hát, trong buôn làng, ngoài nương rẫy không lúc nào vắng tiếng đàn t’rưng,... 

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài:

+ Luyện đọc một số từ khó: điệu hát ru, đị u, trỉa lú a, chò i canh, rộn rã,... 

+ Luyện đọc câu dài: Dưới mỗi gầm chòi cao lêu nghêu ở sát bên chân rẫy, / đều có một chiếc đàn t’rưng cong cong như chiếc võng đưa em. // Mùa lúa chín, / trai làng thay phiên nhau trực ở chòi canh. // Chốc chốc, / họ lại gõ trên chiếc đàn t’rưng, / dạo một bản nhạc / “đánh tiếng" đuổi chim muông / và thú rừng mon men đến rẫy phá lúa. // Tiếng đàn chẳng những rộn rã suốt ngày / mà còn thánh thót thâu đêm, / làm ấm lòng những chàng trai canh rẫy trong rừng khuya sương lạnh. //

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành năm đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Câu đầu tiên.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “suối reo của đàn t’rưng”. 

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “rừng khuya sương lạnh”.

+ Đoạn 4: Tiếp theo đến “rừng u tịch”.

+ Đoạn 5: Còn lại.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ U tịch: vắng vẻ và tĩnh mịch. 

+ Buôn: có nghĩa là làng 

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong dưới đây:

+ Câu 1: Bài đọc nói về điểm nổi bật nào của vùng đất Tây Nguyên?

+ Câu 2: Tiếng đàn t’rưng gắn bó với người Tây Nguyên như thế nào?

+ Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy đàn t’rưng là nhạc cụ phổ biến, được yêu thích ở Tây Nguyên?

+ Câu 4: Theo em, vì sao tác giả khẳng định tiếng đàn t’rưng đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ của người Tây Nguyên?

+ Câu 5: Bài đọc giúp em cảm nhận được điều gì về cuộc sống và con người Tây Nguyên?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: Bài đọc nói về điểm nổi bật của vùng đất Tây Nguyên – đó là tiếng đàn t’rưng rộn rã.

+ Câu 2: Với người Tây Nguyên, từ khi còn nhỏ tới lúc lớn lên, luôn được nghe tiếng đàn t’rưng vang bên tai. Mỗi bước chân vào rừng kiếm củi, xuống suối lấy nước, ra nương trỉa lúa,... đều vấn vương nhịp điệu khi khoan khi nhặt của tiếng đàn t’rưng.

GV nói thêm: Ở Tây Nguyên, mỗi chiều, từ nương rẫy về buôn làng, những chàng trai, cô gái ai nấy đều như quên hết mệt nhọc khi nghe tiếng đàn trầm hùng như thác đổ, lúc lại thánh thót, vui tươi như suối reo. Tiếng đàn t’rưng như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người Tây Nguyên.

+ Câu 3: Đàn t’rưng là nhạc cụ phổ biến, được yêu thích ở Tây Nguyên vì có thể nhìn thấy đàn t’rưng, nghe thấy tiếng đàn t’rưng ở mọi lúc, mọi nơi. Đàn t’rưng có ở cả dưới chân chòi canh, ở cả những đèo dốc cao, từ buôn này sang buôn khác. Đàn t’rưng là nhạc cụ được người Tây Nguyên yêu thích.

+ Câu 4: Vì đàn t’rưng có mặt mọi lúc, mọi nơi. / Vì đàn t’rưng gắn bó với người Tây Nguyên từ lúc sinh ra đến lúc lớn lên./... 

+ Câu 5: 

………….

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe video. 

 

- HS xem tranh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.  

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

…………….

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay