Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 8: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Giáo án bài 8: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 8: THƠ HIỆN ĐẠI
Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:
Số tiết: 11 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6
Phân tích, đánh giá được chủ đề, giá trị nhận thức, thẩm mĩ, triết lí nhân sinh của văn bản thơ trữ tình hiện đại thông qua các yếu tố hình thức nghệ thuật như ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng siêu thực…
Hiểu và có ý thức giữ gìn phát triển Tiếng Việt.
Viết được bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm.
Biết trình bày và lắng nghe, trao đổi về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.
Gắn bó với quê hương đất nước, yêu mến, giữ gìn vẻ đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc; biết trân trọng quá khứ, sống tình nghĩa, có ý thức đổi mới, sáng tạo.
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình, hình tượng và biểu tượng cùng với sự giữ gìn và phát triển tiếng Việt.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình, hình tượng và biểu tượng cùng với sự giữ gìn và phát triển tiếng Việt.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình, hình tượng và biểu tượng cùng với sự giữ gìn và phát triển tiếng Việt.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ Thế nào là thơ trữ tình hiện đại? + Trình bày hiểu biết của anh chị về yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình? + Thế nào là hình tượng và biểu tượng? + Làm sao để có thể giữ gìn và phát triển tiếng Việt?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. |
Là khái niệm chỉ các sáng tác thơ trữ tình có tính chất cách tân, đổi mới so với thơ trung đại. Ở Việt Nam thơ trữ tình hiện đại xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XX, phát triển với sự ra đời của phong trào Thơ mới 1932. Phá vỡ những quy phạm của thơ trung đại, thơ trữ tình hiện đại đề cao cái “tôi” cá nhân với những cảm xúc đa dang, phong phú. Vừa tiếp thu những thành tựu của thơ ca phương Tây vừa hiện đại hoá những thể loại truyền thống. các nhà thơ hiện đại không ngừng tìm tòi, làm mới hình thức câu thơ, hình ảnh cấu tứ.
+ Siêu thực thường được hiểu là sự kì lạ, khác thường phá vỡ những quy luật thông thường của thế giới thực tại, gợi nhắc đến sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ và của những ám ảnh vô thức. + Yếu tố siêu thực: Ngoài việc tái hiện thế giới tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình, một số tác phẩm thơ trữ tình có thể xây dựng một thế giới khác lạ bằng việc sử dụng các kết hợp từ ngữ, những hình ảnh rất xa nhau, thông thường khó liên kết với nhau.
+ Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu nhạc tính, giàu chất tạo hinh, có khả năng diễn đạt đầy đủ và chính xác tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. + Các giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc đều được phản ánh trong ngôn ngữ của dân tộc ấy. Tiếng Việt là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt. Giữ gìn và phát triển tiếng Việt cũng chính là giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc. + Để giữ gìn và phát triển tiếng Việt, khi giao tiếp, chúng ta cần phải tuân theo những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt ở các nước phương tiện ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp.... Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố mới....để có thể diễn tả chính xác những khái niệm mới đồng thời làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc.
|
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT : ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực… được thể hiện trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, qua đó cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Gắc-xi-a Lor-ca và sự đồng cảm, thương tiếc, ngưỡng vọng sâu sắc của Thanh Thảo với cuộc đời, số phận và thơ ca của Lor-ca.
HS rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ được viết theo phong cách thơ hiện đại, thuộc dòng thơ tượng trưng và siêu thực.
HS vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân khi tiếp nhận văn bản thơ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về tác phẩm thơ tự do.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca.
3. Phẩm chất
Thể hiện sự đau đớn tột cùng trước cái chết của nghệ sĩ tài ba Lor-ca.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên
Giáo án
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV cho HS xem video và phát biểu cảm nhận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu video và đặt câu hỏi cho HS: Em có nhận xét gì nhân vật được nhắc tới trong bài hát người nghệ sĩ tài ba Lor-ca?
https://www.youtube.com/watch?v=Jw3YenaGdNs
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS có thể tự do phát biểu suy nghĩ của mình.- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thanh Thảo được biết đến là nhà thơ với những nỗi sư tư, trăn trở về nhiều vấn đề xã hội. Thơ ông được biết đến là giàu chất suy tư, triết lí. Đàn ghi - ta của Lor-ca là một trong những tác phẩm tiêu biểu và có thể coi là tác phẩm để đời trong sự nghiệp của ông. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác phẩm này nhé.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Thanh Thảo và tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Thanh Thảo và tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Thanh Thảo và tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Thanh Thảo. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành nhóm (2 bàn kết hợp thành 1 nhóm) để trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Tiểu sử + Nhóm 2: Sự nghiệp + Nhóm 3: Tác phẩm tiêu biểu - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị kiến thức. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
|
a. Tiểu sử - Tên: Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công. - Sinh: 1946. - Quê quán: Tỉnh Quảng Ngãi. - Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau đó vào chiến trường miền Nam tham gia chiến đấu. b. Sự nghiệp - Sau năm 1975, ông viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác song đóng góp quan trọng nhất của ông là ở lĩnh vực thơ. - Thơ Thanh Thảo giàu suy tư, trăn trở về những vấn đề của xã hội và thời đại, thể hiện sự nỗ lực cách tân thơ ca, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do với nhịp điệu và những liên tưởng phóng khoáng, có sức khơi gợi mạnh mẽ. c. Tác phẩm chính - Các tác phẩm chính của Thanh Thảo gồm có: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trăng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988)… |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành nhóm nhỏ 3-4 HS để thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Nhóm 1: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị kiến thức. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV bổ sung các thông tin liên quan đến Lor-ca: + Lor-ca tên đầy đủ là Phê-đê-ri-cô Gác-xi-a Lor-ca (1898 – 1936). Là một nghệ sĩ nổi tiếng của Tây Ban Nha. Từ nhỏ ông được coi là thần đồng nghệ thuật với nhiều năng khiếu thiên bẩm trên các lĩnh vực: thơ cơ, hội họa, âm nhạc, sân khẩu… Lor-ca có ý thức cách tân nghệ thuật thơ ca một cách mạnh mẽ và đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại thế lực độc tài phát xít Phrăng-cô. + Ngày 16/7/2936 trên đường trở về quê hương, ông bị bọn dân vệ của Phrăng-cô giết và phi tang xác. Cái chế của ông khơi lên một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trên thế giới đối với bè lũ Phrăng-cô, tên tuổi của Lor-ca trở thành biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít. + Thơ của Lor-ca là biểu tượng của tự do và cái đẹp, của dân chủ và nhân quyền, giàu tính tượng trưng, siêu thực. Nhân cách nghệ sĩ của ông được nhiều người biết đến qua câu thơ nổi tiếng: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. |
Xuất xứ
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của thơ trên các phương diện như:
+ Tìm hiểu một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực.
+ Tìm hiểu chủ đề và mối quan hệ giữa chủ thể với hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực Bứơc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. GV cho HS chia thành các nhóm nhỏ để thực hiện tìm hiểu một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực thông qua 3 các trạm dừng chân sau đây: + Trạm 1: Bài thơ có đặc điểm gì đáng chú ý về hình thức của các dòng thơ, đoạn thơ? Rút ra bố cục của bài thơ? + Trạm 2: Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc hoạ như thế nào qua các chi tiết về tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật? Từ đó, hãy chỉ ra tình cảm suy nghĩ của Thanh Thảo về nhà thơ Lor-ca. + Trạm 3: Hãy chỉ ra yếu tố siêu thực trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca và nhajan xét về tác dụng của yếu tố này đối với việc thể hiện nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| II. Phân tích hình tượng Lor-ca 1. Tìm hiểu một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực Trạm 1: - Các dòng thơ không có dấu câu, dòng thơ, khổ thơ có độ dài, ngắn khác nhau. - Bố cục và mạch cảm xúc: + Phần 1: 6 cầu đầu: Hình ảnh người nghệ sĩ tự do, cô độc trong bối cảnh không gian rộng lớn. + Phần 2: 16 dòng tiếp theo: Hình ảnh Lor-ca bị hạ sát và niềm xót xa, tiếc thương của tác giả. + Phần 3: Còn lại: Hình ảnh bất tử của Lor-ca. => Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai từ sự cảm thương với người nghệ sĩ đơn độc đến sự xót xa tiếc thương của tác giả đối với cái chết của Lor-ca và niềm tin vào sự bất tử của ông. Trạm 2: PHỤ LỤC SỐ 1 Trạm 3: - Áo choàng đỏ gắt: Biểu tượng cho người dũng sĩ, cũng là biểu tượng cho người nghệ sĩ Lor-ca trong cuộc đấu tranh cho khát vọng dân chủ, cho những cách tân trong nghệ thuật. - Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta xanh lá, tiếng ghi ta tròn bọt nước, tiếng ghi ta màu bạc: Biểu tượng cho những cách tân trong nghệ thuật của Lor-ca. => Hành động ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim vào lặng yên: Biểu tượng cho sự hi sinh vì nghệ thuật của người nghệ sĩ, đồng thời cũng có thể là biểu tượng của sự giải thoát cho Lor-ca khỏi những đau khổ trần gian. | |||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| ||||||||||
Nhiệm vụ 2:Tìm hiểu chủ đề và mối quan hệ giữa chủ đề với hình thức nghệ thuật của tác phẩm Bứơc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? + Xác định chủ đề, tư tưởng và thông điệp của bài thơ. Chủ đề, tư tưởng và thông điệp đó được thể hiện thông qua những biện pháp nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| III. Tìm hiểu chủ đề và mối quan hệ giữa chủ đề với hình thức nghệ thuật của tác phẩm - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng xót thương, tiếc nuôi cho cái chế của Lor-ca nói riêng, của người nghệ sĩ trên hành trình đấu tranh cho tự do, cho sự sáng tạo nghệ thuật, đồng thời ca ngợi, tôn vinh sự bất tử của nghệ thuật. - PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 | |||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 …………………… |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều