Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Giáo án bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) sách Ngữ văn 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: CHIẾC LƯỢC NGÀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; xác định được lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại và độc thoại.

  • Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản truyện.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; xác định được lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại và độc thoại.

  • Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản truyện.

3. Phẩm chất

  • Yêu quê hương, đất nước, yêu thương gia đình; căm ghét chiến tranh phi nghĩa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Chiếc lược ngà.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share chia sẻ suy nghĩ của em về sự khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Chia sẻ suy nghĩ của em về sự khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của quân dân Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã từng có nhiều thách thức ghê gớm. Nhưng có lẽ cuộc kháng chiến chống Mỹ là một trong những thách thức lớn nhất, ác liệt nhất đối với dân tộc ta. Nhân dân ta đã phải đương đầu với đế quốc hùng mạnh nhất, giàu có nhất, tàn bạo, nham hiểm, hiếu chiến nhất. Cuộc chiến tranh kéo dài qua năm đời tổng thống Mỹ với một tương quan lực lượng chênh lệch nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta về phương thức sản xuất cũng như về tiềm lực kinh tế, quân sự. Để có thắng lợi, sự hy sinh, mất mát, tổn thất xương máu cha anh cho hai miền Nam Bắc được nối liền, cho đất nước được độc lập - tự do - hòa bình là một cái giá lớn đến nhường nào.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình những vết thương, khiến cho bao gia đình tan nát vì chia xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Tuy nhiên, giữa bản nhạc buồn của chiến tranh, văn học vẫn mang đến cho đời sống tình cảm của con người những cung bậc, những âm thanh da diết, tuyệt đẹp về tinh thần đoàn kết, về tình đồng đội, đồng chí và cả tình cảm gia đình thiêng liêng vẫn tỏa sáng trong cái tối tăm của chiến tranh. Một trong những tác phẩm hay nhất viết về tình cảm gia đình trong chiến tranh là Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác phẩm này nhé.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây: 

+ GV hướng dẫn HS chia vai để đọc gồm: người dẫn truyện (bác Ba), ông Sáu, bé Thu.

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.

+ GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn bên phải văn bản.

+ GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn bên phải văn bản.

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Chú ý bối cảnh xảy ra câu chuyện.

 

Hình dung cuộc gặp gỡ ban đầu của hai cha con.

 

Các lời “nói trổng” của bé Thu thể hiện điều gì?

 

Lời nói của bé Thu được trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

 

Dự đoán xem nhân vật bé thu sẽ làm gì?

 

Thái độ của bé Thu ở đây có gì khác với lúc đầu?

 

Cảm nhận sự xúc động trong lòng người cha và con gái.

 

Vì sao lúc đầu bé Thu không nhận ông Sáu là cha mình?

 

Chi tiết nào thể hiện sự xúc động của nhân vật “tôi”?

 

Người cha đã làm gì để thực hiện lời hứa với con?

 

Chuyện không gì đã xảy ra?

 

Đoạn tóm tắt này cho biết điều gì?

 

 

Trình bày thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Quang Sáng và xuất xứ văn bản Chiếc lược ngà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chiếu video bài hát Chiếc lược ngà lấy cảm hứng từ tác phẩm:

https://www.youtube.com/watch?v=FlQzREZMSWo (0:00 – 2:06).

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc, HS lưu ý giọng điệu đọc phù hợp với tính cách, cảm xúc của từng nhân vật.

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Chú ý bối cảnh xảy ra câu chuyện.

Trong những ngày hòa bình vừa lập lại, Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) sau thắng lợi trước thực dân Pháp.

Hình dung cuộc gặp gỡ ban đầu của hai cha con.

Người cha vô cùng nhớ mong, khao khát được gặp con, ôm con và nghe con gọi một tiếng ba nhưng đứa con lại xa lạ, sợ hãi, chạy đi

Các lời “nói trổng” của bé Thu thể hiện điều gì?

Thể hiện sự bướng bỉnh, chống đối, trẻ con của bé Thu.

Lời nói của bé Thu được trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Trích dẫn trực tiếp.

Dự đoán xem nhân vật bé thu sẽ làm gì?

Dự đoán bé Thu sẽ thỏa hiệp gọi ba để nhờ chắt nước cơm.

Thái độ của bé Thu ở đây có gì khác với lúc đầu?

Vẻ mặt không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa mà sầm lại buồn rầu, cái nhìn nghĩ ngợi sâu xa.

Cảm nhận sự xúc động trong lòng người cha và con gái.

Ông Sáu nghẹn ngào, hạnh phúc, bất ngờ khi nghe được tiếng gọi ba đầu tiên của con; bé Thu xúc động, tiếng ba dồn nén trong lòng vỡ tung ra thành tiếng hét.

Vì sao lúc đầu bé Thu không nhận ông Sáu là cha mình?

Vì mặt ông Sáu có vết sẹo, khác với bức ảnh.

Chi tiết nào thể hiện sự xúc động của nhân vật “tôi”?

Chi tiết: “Tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”.

Người cha đã làm gì để thực hiện lời hứa với con?

Ông Sáu kiếm được khúc ngà trong rừng, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ một cách thận trọng và tỉ mỉ.

Chuyện không gì đã xảy ra?

Ông Sáu đã không thể tận tay tặng bé Thu chiếc lược ngà, ông đã hi sinh trên chiến trường.

Đoạn tóm tắt này cho biết điều gì?

Tương lai của bé Thu là tiếp nối tình yêu nước của cha, trở thành cô giao liên cứng cỏi, mạnh mẽ.

2. Tác giả và tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014) quê ở Chợ Mới, An Giang.

- Ông chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ với lối viết giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: “Đất lửa”, “Câu chuyện bên trận địa pháo”, “Cái áo thằng hình rơm”…

b. Tác phẩm

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt.

- Đoạn trích trong SGK thược phần giữa của truyện.

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: 

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; xác định được lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại và độc thoại.

- Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản truyện.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Chiếc lược ngà.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chiếc lược ngà và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhan đề, cốt truyện, ngôi kể và tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc lược ngà.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động thảo luận nhóm theo kĩ thuật XYZ: Mỗi nhóm khoảng 6 HS, mỗi HS viết ra 2 ý kiến trong vòng 2 phút về  câu trả lời cho các nhiệm vụ được giao, chuyển cho bạn bên cạnh, tiếp tục cho đến khi tất cả HS trong nhóm đều viết và chuyển xong ý kiến của mình. Sau khi thu thập ý kiến, nhóm trưởng tổ chức cho nhóm thảo luận về các ý kiến đó là đúng hay sai, chốt lại đáp án để trình bày kết quả trước lớp.

- Các nhóm hoàn thành những nhiệm vụ sau: 

+ Tóm tắt truyện. 

(GV chiếu video phim hoạt hình Chiếc lược ngà để HS tham khảo: 

https://www.youtube.com/watch?v=86gMh5mMFAs&t=56s (0:00 – 4:48)).

+ Hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nhan đề “Chiếc lược ngà” liên quan đến chi tiết nào trong văn bản? Giải thích ý nghĩa nhan đề.

+ Người kể câu chuyện trên là ai? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện và các nhân vật chính trong văn bản, từ đó nêu tác dụng của ngôi kể.

+ Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải trải qua để bộc lộ tính cách, cảm xúc. Trong tác phẩm tự sự, tình huống có vai trò đặc biệt trong việc thể hiện tính cách, số phận nhân vật. Theo em, văn bản “Chiếc lược ngà” có những tình huống truyện nào? Nêu ý nghĩa của những tình huống truyện đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhan đề, cốt truyện, ngôi kể và tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc lược ngà.

a. Tóm tắt truyện

Ông Sáu đã rời nhà để tham gia chiến đấu khi con gái còn nhỏ. Suốt thời gian ở chiến trường, ông luôn nhớ về con gái. Khi ông có cơ hội về nhà, ông mong được gặp con, nhưng con gái lại không nhận ra ông vì vết thương của chiến tranh. Ông cố gắng gần gũi với con nhưng không thành công. Trước khi ông phải quay trở lại chiến trường, ông đã tặng con một chiếc lược làm từ vỏ đạn để giữ lời hứa. Nhưng ông đã hy sinh trên chiến trường trước khi kịp đưa chiếc lược đến tay con.

b. Nhan đề

- Phiếu học tập số 1.

c. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất – người kể chuyện là bác Ba, bạn chiến đấu thân thiết của ông Sáu.

- Là người chứng kiến đầy đủ các sự việc, giúp cho sự việc được kể chi tiết, chân thực, dễ dàng bộc lộ cảm xúc.

d. Tình huống truyện

- Trong văn bản Chiếc lược ngà có 2 tình huống:

+ Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra thì ông Sáu lại phải lên đường ra chiến trường.

+ Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.

=> Nhận xét:

- Tình huống éo le, chứa đựng nhiều yếu tố gây bất ngờ.

- Nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhan đề Chiếc lược ngà

Chi tiết liên quan

 

Ý nghĩa với các nhân vật

Bé Thu

 

Ông Sáu

 

Bác Ba

 

Vai trò của nhan đề

 

GỢI Ý PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhan đề Chiếc lược ngà

Chi tiết liên quan

Nhan đề liên quan đến chi tiết “chiếc lược ngà” trong tác phẩm, tạo nên sự phát triển của các tình tiết trong truyện, là nhịp cầu nối hiện tại với quá khứ và gắn kết các nhân vật trong tác phẩm.

Ý nghĩa với các nhân vật

Bé Thu

Là món quà, là niềm khao khát tình cha, là nỗi mong nhớ ngày đoàn tụ.

Ông Sáu

Thể hiện tình yêu thương, nỗi nhớ con, là niềm mong chờ sum họp.

Bác Ba

Là vật ủy thác thiêng liêng mà kẻ thù không thể nào hủy diệt được, là nhân chứng về nỗi đau thương, mất mát trong chiến tranh.

Vai trò của nhan đề

- Từ đồ vật  kỉ vật  biểu tượng của tình đồng chí đồng đội, tình cha con mãnh liệt, thiêng liêng, bất diệt trong cảnh ngộ éo le.

=> Nhan đề góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.

…………….

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay