Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm)

Giáo án Bài 2: Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm) sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

TIẾT    : ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM LÁ DIÊU BÔNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Lá Diêu Bông. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thơ.

  • Đồng cảm với tình yêu thầm kín của chàng trai.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về tác phẩm Lá Diêu Bông.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Lá Diêu Bông.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá Diêu Bông.

3.  Phẩm chất

  • Đồng cảm với những tình cảm trong sáng và ca ngợi mối tình son sắc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Đối với giáo viên

  • Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và nêu một số hiểu biết của em về Lá Diêu Bông?

https://www.youtube.com/watch?v=NIfEVSHw0w8

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS có thể tự do phát biểu cảm nhận và hiểu biết của mình về lá diêu bông.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Lá Diêu Bông – tên một loại lá đã xuất hiện rất nhiều trong văn học. Không chỉ mang đến những tâm sự thầm kín của mối tình đơn phương mà còn là tình yêu mãi mãi không lời hồi đáp. Lá Diêu Bông có thật sự tồn tại hay không có lẽ là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài thơ Lá Diêu Bông.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Lá Diêu Bông.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Lá Diêu Bông.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lá Diêu Bông.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Hoàng Cầm và văn bản Lá Diêu Bông

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV cho HS tìm hiểu ở nhà và trả lời các câu hỏi liên quan.

+ Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Hoàng Cầm?

+ Xuất xứ của bài thơ Lá Diêu Bông?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

 - Hoàng Cầm (1922 – 2010). Tên khai sinh là Bùi Tằng Việt.

- Quê quán: Quê gốc ở Bắc Ninh nhưng sinh ra ở Bắc Giang.

- Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như: Kịch thơ Kiều Loan (1945), tập thơ Mưa Thuận Thành (1987).

2. Tác phẩm

-  Lá Diêu Bông là tác phẩm nổi tiếng của ông được sáng tác vào năm 1959, trích trong tập Mưa Thuận Thành. 

- Bài thơ là lời tự thuật của tác giả về mối tình thầm kín với người chị hàng xóm thời thơ ấu.

- Sau này nhạc sĩ Trần Tiến đã dựa vào tứ thơ và câu nói của nhân vật chị “Đứa nào tìm được lá Diêu Bông/Từ nay chị gọi là chồng” trong bài thơ này để viết bài hát được nhiều người yêu thích: Sao em nỡ vội lấy chồng.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

  1. Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của văn bản:

+ Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

  1. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Lá Diêu Bông.

  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lá Diêu Bông.

  3. Tổ chức thực hiện 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài Lá Diêu Bông

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút các câu hỏi sau đây.

+ Những hình ảnh trong hai đoạn thơ đầu cho bạn biết điều gì về tâm tư của người chị và cảm xúc của chủ thể trữ tình đối với chị?

+ Phân tich tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong bán đoạn thơ tiếp theo. Liệt kê hình ảnh chi tiết đáng chú ý trong bốn đoạn thơ này và nhận xét về sự khác biệt trong phản ứng và cảm xúc của người chị qua các đoạn thơ?

+ Theo bạn, hình ảnh lá diêu bông tượng trưng cho điều gì?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Phân tích tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài Lá Diêu Bông

  1. Tình cảm của chủ thể trữ tình trong bài thơ

  • Hai đoạn thơ đầu có các hình ảnh:

+ Váy Đình Bảng, đồng chiều, cuống rạ, chị thẩn thơ đi tìm, lá Diêu Bông… và những từ chỉ trạng thái như (thẩn thơ, chau mày) của “chị” cho thấy tâm tư khao khát tìm kiếm tình yêu cũng như hạnh phúc của người “chị”.

  • Những hình ảnh này hiện lên qua đôi mắt của chủ thể trữ tình là “em” cho ta thấy được cái nhìn chăm chú theo dõi không rời của chủ thể trữ tình với người chị => Thể hiện tình cảm ngây thơ trong sáng của cậu bé mới lớn đối với người chị duyên dáng vùng Kinh Bắc quê nhà. Vì câu nói bâng qươ của chị mà em đã mải miết tìm kiếm chiếc lá Diêu bông – một chiếc lá không có thực. Chị đố em tìm kiếm tình yêu còn em tìm lá cũng là theo đuổi tình yêu.

  1. Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài

  • Biện pháp tu từ

+ Biện pháp tu từ điệp cấu trúc và những hình ảnh đáng chú ý trong bốn đoạn thơ:

  • Biện pháp điệp cáu trúc: “… Em tìm thấy lá” kết hợp với sự liệt kê hàng loạt mốc thời gian cho thấy tuy thời gian thay đổi nhưng hành động không thay đổi => Đó là hành trình kiên trì, nhẫn nại theo đuổi tình yêu của chủ thể trữ tình, mặc dù chỉ là một hi vọng mong manh.

  • Phép điệp cấu trúc: Chị + “chau mày”/ “lắc đầu” chủ thể không thay đổi nhưng hành động thay đổi cho thấy những phản ứng của chị tăng tiến dần, ban đầu là từ chối chiếc lá của em, sau đó từ chối trả lời, từ chôi cả câu đó năm nào và cuối cùng từ chối cả tiếp xúc với chủ thể trữ tình.

  • Nhận xét sự khác biệt trong phản ứng, cảm xúc của người chị

+ Khác với hành tình đi tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc của “em” những lần phản ứng của “chị” là rất khác nhau, hé mở những thái độ, cảm xúc khác nhau và cũng gợi lên nhiều cách hiểu.

  1. “Chị” chỉ nói đùa nhưng “em” lại tin là thật, luôn hi vọng có được tình yêu và không ngừng ra đi tìm kiếm ảo ảnh, ảo vọng.

  2. Cả “chị” và “em” đều mong tìm được lá Diêu Bông nhưng mỗi người hình dung về nó theo cách riêng và những chiếc lá em mang về đều không thỏa mong ước của chị.

  3. Như cách hiểu vừa rồi và thêm vì một lí do nào đó, đã đến lúc chị buộc phải đi lấy chồng, không thể chờ trông em mải mê đi tìm lá.

Nếu hiểu theo cách (2) và (3) phản ứng của chị sau mỗi lần em “tìm thấy lá” có thể hiểu: “Lần thứ nhất” chị chau mày phủ nhận “đâu phải lá Diêu Bông” phải chăng bởi chiếc lá em mang về quá sớm và không giống như hình dung của chị về nó? Lần thứ hai “chị lắc đầu” lá tìm về vẫn chưa đúng song có thể chưa hết hi vọng phải chăng lòng chị vẫn khắc khoải mong chờ. Lần thứ ba “chị cười xe chỉ ấm trôn kim” cũng bởi vì lí do nào đó đã đến lúc chị buộc phải lấy chồng không thể trông chờ em mải mê tìm lá. Lần thứ tư, “chị không nhìn” phải chăng là bởi giờ đây chiếc lá em tìm dù lá đúng hay sai nó cũng không còn quan trọng nữa. Chị không dám mơ tưởng đến điều gì khác và chị cũng hiểu rằng trong thực tế tình yêu lẫn hạnh phúc đều không giống như tưởng tượng.

=>Dù có nhiều cách hiểu khác nhau tuy nhiên có thể thấy những cung bậc cảm xúc khác nhau của chị và hành trình tìm kiếm tình yêu của em đã được Hoàng Cầm thể hiện vô cùng khéo léo và tinh tế. Bằng cách đặt “chị” và “em” vào các tình huống, cảnh ngộ giao tiếp, bày tỏ thái độ cảm xúc khác nhau từ đó cho thấy các hành vi, ngôn ngữ tự cất lên tiếng nói. Nhờ thế các đoạn thơ giàu tính gợi mở, đa nghĩa không dễ nắm bắt.

c. Lá Diêu Bông và ý nghĩa

Thực chất, lá Diêu Bông hoàn toàn không có trong từ điển học sinh. Tuy nhiên trong bài thơ này, hình ảnh ấy là một sáng tạo độc đáo của Hoàng Cầm một biểu tượng quan trọng trong bài thơ.

  • Là hình ảnh gắn kết mọi sự việc cũng như mối quan hệ, mọi nhân vật vào một câu chuyện và được xem là một biểu tượng đa nghĩa. Có thể hiểu lá Diêu Bông tượng trưng cho một tình yêu và hạnh phúc mà cả chị và em điều khát khao. Khi đối mặt với hiện thực phũ phàng của tuổi trưởng thành và của đời sống hôn nhân “chị” dần tan vỡ và buông bỏ ảo vọng về tình yêu lí tưởng đó trong khi chủ thể trữ tình “em” từ chối buông bỏ và dùng cả cuộc đời để bảo vệ tình yêu này, dù có thể không phải dành cho “chị” nữa.

  • Hành trình đi tìm kiếm chiếc lá là hành trình người em tìm kiếm không chỉ tình yêu mà còn là bản ngã của chính bản thân cũng như người chị, thông qua người em cũng là hành trình cô trưởng thành và hiểu thêm ý nghĩa của tình yêu, cuộc đời và sự bất toàn của cuộc sống.


-------------

……Còn tiếp……

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: SÔNG NÚI LINH THIÊNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẤU

Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Đối tượng và những khó khăn của hài kịch (Mô-li-e)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Thực hành tiếng Việt
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Ôn tập
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập cuối học kì I

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3: SÔNG NÚI LINH THIÊNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẤU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8: HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

IV. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay