Giáo án tiếng việt 3 cánh diều bài 15: Ôn tập giữa học kì II (tiết 5)

Giáo án bài 15: Ôn tập giữa học kì II (tiết 5) sách tiếng việt 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 cánh diều (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 cánh diều bài 15: Ôn tập giữa học kì II (tiết 5)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TIẾT 5

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS.
  • Dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý, kể lại được câu chuyện đã nghe.
  • Lắng nghe bạn nói, biết nhận xét, đánh giá lời của bạn.
  • Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung câu chuyện đã được nghe: Gươm thần.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập độc lập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Rèn luyện khả năng trình bày trước đám đông; khả năng diễn xuất, biểu cảm theo mạch cảm xúc truyện.
  • Năng lực văn học:
  • Học thuộc lòng các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu HK II (Trên hồ Ba Bể, Sông quê, Nhớ Việt Bắc).
  • Rèn luyện khả năng kể chuyện.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 2), SGV Tiếng Việt 3 (tập 2).
  • Mẩu giấy ghi tên các bài thơ cho HS bốc thăm học thuộc lòng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 2).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV đặt câu hỏi làm nóng không khí lớp học:

+ Các em có thích đọc các câu chuyện dân gian của các dân tộc Việt Nam hay không? Kể những câu chuyện dân gian mà em biết.

- GV cho HS thi đua kể các câu chuyện dân gian.

 

 

 

 

 

- GV khuyến khích tinh thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Ở bài 14: Ảnh em một nhà, các em đã được tìm hiểu các câu chuyện dân gian của các dân tộc trên khắp Việt Nam ta. Trong tiết ôn tập trước khi kiểm tra ngày hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau nghe và kể lại một câu chuyện dân gian của người dân tộc Ba-na: Gươm thần

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70-75 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

b. Cách tiến hành

- GV kiểm tra HS đọc thông qua các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì II.

- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70-75 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- GV gọi ngẫu nhiên khoảng 20% số HS trong lớp để kiểm tra về bài đọc hoặc đọc thuộc lòng, kèm câu hỏi đọc hiểu. HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- GV nhận xét, chấm điểm. Những HS đọc chưa đạt sẽ tiếp tục ôn luyện để kiểm tra lại.

Hoạt động 2: Nghe – kể lại câu chuyện (BT2)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe, hiểu được nội dung và kể lại được câu chuyện Gươm thần.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu:

- GV giới thiệu về câu chuyện: Trong tiết ôn tập hôm nay, các em sẽ được nghe và kể lại một câu chuyện có tên là Gươm thần. Đây là truyện dân gian của dân tộc Ba-na.

- GV yêu cầu HS xem tranh minh hoạ và nói lại những điều các em quan sát:

- GV mời 1 HS đọc các CH gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo:

+ Điều gì đã xảy ra với buôn làng?

+ Cậu bé ra đời và trở thành một chàng trai như thế nào?

+ Chàng trai từ biệt mẹ đi đâu?

+ Chàng trai nói gì và chuyện gì đã xảy ra?

+ Những ai đã giúp chàng trai làm thanh gươm thần và cùng chàng đi đánh giặc?

* Nghe kể chuyện

- Nghe kể GV kể lần 1, không dừng lại. Sau đó kể tiếp lần 2, lần 3; dừng lại sau mỗi đoạn (ứng với từng đoạn truyện) để HS kịp ghi nhớ.

Dưới đây là nội dung câu chuyện: Gươm thần:

1. Thuở xura, có bọn giặc từ vùng biển xa đến chiếm núi rừng của người Ba-na. Thế giặc rất mạnh, dân không chống nổi.

2. Giữa lúc ấy, có người đàn bà nọ đi làm rẫy. Bà chỉ uống một ngụm nước trong khe đá rồi sinh ra một bé trai. Đứa bé lớn nhanh như thổi, chẳng bao lâu đã trở thành một chàng trai có sức khoẻ lạ thường. Thấy quê hương bị quân thù giày xéo, chàng trai từ biệt mẹ lên đường đánh giặc.

3. Chàng trai đi mãi mà chưa gặp được ai có đủ tài sức đánh đuổi quân thù. Chàng bèn ngẩng mặt lên trời, than:

- Sao Ông Trời chẳng giúp con đuổi sạch bọn giặc này?

Chàng vừa dứt lời thì lạ thay, bầu trời bỗng nhiên tối sầm lại. Một tiếng nổ rung trời làm núi rừng nghiêng ngả. Chàng trai rơi xuống một hồ nước bốc hơi mù mịt. Bỗng thấy một vật chìm trong nước, chàng bèn vớt lên. Thì ra đó là một thanh thép.

4. Chàng trai tìm đến nhà một bác thợ rèn. Rèn suốt bảy ngày đêm, thanh thép mới thành một lưỡi gươm. Chàng trai mang gươm, xông thẳng tới trại địch. Dân khắp vùng cũng theo chàng đi đánh giặc. Lưỡi gươm của chàng vung tới đâu, quân giặc tan tới đó.

5. Buôn làng hết giặc. Dân làng vui mừng dựng lại cửa nhà, sửa sang nương rãy. Ai cũng ca ngợi chàng dũng sĩ với lưỡi gươm thần đã cứu buôn làng.

Theo truyện dân gian Ba-na

- GV yêu cầu HS nhìn lại các câu hỏi gợi ý phía dưới tranh, sau đó đọc lại câu chuyện cho HS. Giọng chậm rãi, trầm hùng.

* Trả lời câu hỏi gợi ý:

- GV nêu từng câu hỏi trong phần gợi ý và khuyến khích HS xung phong trả lời nhanh các câu hỏi liên quan đến nội dung bài:

+ Điều gì đã xảy ra với buôn làng?

+ Cậu bé ra đời và trở thành một chàng trai như thế nào?

+ Chàng trai từ biệt mẹ đi đâu?

+ Chàng trai nói gì và chuyện gì đã xảy ra?

+ Những ai đã giúp chàng trai làm thanh gươm thần và cùng chàng đi đánh giặc?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Kể chuyện nhóm đôi:

- GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm 3 HS:

+ Tập kể từng đoạn câu chuyện.

+ Sau đó tập kể toàn bộ câu chuyện (luân phiên để mỗi HS được kể tất cả các đoạn)

- GV theo dõi, giúp đỡ HS

* Kể chuyện trước lớp

- GV mời một số HS kể lại từng đoạn tiếp nối nhau; mời 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gơi ý, thi kể lại mẩu chuyện trên.

- GV khuyến khích HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp lời kể với cử chỉ động tác.

- GV mời các HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

- GV khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể to rõ, tự tin, sinh động, biểu cảm; góp ý những điểm chưa đạt trong phần kể chuyện của HS.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe để trả lời câu hỏi của GV

 

 

- HS thi kể nhanh tên các câu chuyện:

+ Thần lúa – truyện dân gian dân tộc Tày.

+ Chuyện quả bầu – truyện dân gian dân tộc Khơ Mú

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, báo cáo kết quả quan sát được:

Một cụ già trao thanh gươm cho một chàng trai; cạnh đó có 2 chàng trai, một người phụ nữ và một em nhỏ. Xung quanh mọi người có một bếp lò đỏ rực, mấy con dao treo trên vách, một chiếc búa đặt trên đe, một chậu nước. Đó là cảnh lò rèn.

- 1 HS đứng dậy đọc bài, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe để hiểu nội dung câu chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc lại câu hỏi và nghe GV kể lại chuyện.

 

 

- HS suy nghĩ, làm việc độc lập, xung phong trả lời câu hỏi:

+ Buôn làng bị bọn giặc từ vùng biển xa tới chiếm núi rừng. Thế giặc mạnh, buôn làng không có cách để chống trả.

+ Cậu bé ra đời khi người mẹ uống một ngụm nước trong khe đá rồi sinh ra cậu. Chẳng mấy chốc mà cậu bé lớn nhanh như thổi, sức khỏe phi thường.

+ Chàng trai từ biệt mẹ để lên đường đi đánh giặc.

+ Chàng không tìm thấy người tài, đã ngẩng mặt lên trời và than rằng “Sao Ông Trời chẳng giúp con đuổi sạch bọn giặc này?”. Sau đó, chàng rơi xuống một hồ nước và tìm thấy một thanh thép.

+ Một bác thợ rèn đã giúp chàng trai làm thanh gưm và buôn làng đã cùng chàng đi đánh giặc.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI

Giáo án tiết: Chia sẻ về chủ điểm - Chào năm học mới

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 2: EM ĐÃ LỚN

Giáo án tiết: Góc sáng tạo - Ghi chép việc hằng ngày (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 3: NIỀM VUI CỦA EM

Giáo án tiết: Góc sáng tạo - Chuyện của em(1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 4: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

Giáo án tiết: Góc sáng tạo - Viết, vẽ về mái ấm gia đình (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Giáo án tiết: Ôn tập giữa học kì I ( tiết 7)

CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 6: YÊU THƯƠNG CHIA SẺ

Giáo án tiết: Góc sáng tạo - Em đọc sách (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 7: KHỐI ÓC VÀ BÀN TAY

Giáo án tiết: Góc sáng tạo: Ý tưởng của em (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 8: RÈN LUYỆN THÂN THỂ

Giáo án tiết: Bài đọc 4: Người chạy cuối cùng (2 tiết)

GIÁO ÁN WORDCHỦ ĐIỂM 9: SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU

MĂNG NON

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI

Giáo án điện tử bài 1: Bài đọc 2- Lễ chào cờ đặc biệt
Giáo án điện tử bài 1: Ngày khai trường

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 2: EM ĐÃ LỚN

Giáo án điện tử bài 2: Nhớ lại buổi đầu tiên đi học

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 3: NIỀM VUI CỦA EM

Giáo án điện tử bài 3: Thả diều

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 4: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

Giáo án điện tử bài 4: Ba con búp bê

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Giáo án điện tử bài 4: Ôn tập giữa học kì I

CỘNG ĐỒNG

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 6: YÊU THƯƠNG CHIA SẺ

Giáo án điện tử tiếng việt 3 cánh diều bài 6: Bài viết 1 + Luyện nghe

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 7: KHỐI ÓC VÀ BÀN TAY

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 10: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ

Giáo án điện tử tiếng việt 3 cánh diều bài 10: Ôn tập cuối học kì I (tiết 6 + 7)

ĐẤT NƯỚC

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 11: CẢNH ĐẸP NON SÔNG

Giáo án điện tử tiếng việt 3 cánh diều tiết: Góc sáng tạo: Người chiến sĩ

NGÔI NHÀ CHUNG

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 17: TRÁI ĐẤT CỦA EM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay