Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 3: Ôn tập

Giáo án bài 3: Ôn tập sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

TIẾT: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Củng cố kiến thức về đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử; bài phỏng vấn.

  • Củng cố kiến thức về cách trình bày thông tin trong văn bản.

  • Củng cố kiến thức về những thông tin cơ bản, những thông tin chi tiết trong văn bản và mối quan hệ của nhan đề và thông tin cơ bản của văn bản.

  • Củng cố kiến thức về mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để biểu đạt thông tin trong văn bản.

  • Củng cố kiến thức về nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế quan trọng.

  • Củng cố kĩ năng viết một văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

  • Củng cố kĩ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn.

  • Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

  • Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.

  • Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng.

  • Viết được văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

  • Thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

3. Phẩm chất

  • Trung thực và có trách nhiệm với ý kiến của mình.

  • Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi: Kể tên những di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể hoặc di sản thiên nhiên thế giới mà em biết.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi: Kể tên những di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể hoặc di sản thiên nhiên thế giới mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS trình bày kết quả hoạt động.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên thế giới thể hiện niềm hãnh diện, tự hào của toàn thể người dân Việt Nam là:

+ Vịnh Hạ Long.

+ Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

+ Quần thể di tích cố đô Huế.

+ Thánh địa Mỹ Sơn.

+ Phố cổ Hội An.

+ Quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An.

+ Hoàng Thành Thăng Long.

+ Thành nhà Hồ.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về Bài 3: Những di tích lịch sử và danh thắng.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua việc trả lời hệ thống câu hỏi ôn tập trong SGK, củng cố được kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Ôn tập văn bản đọc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS), thực hiện nhiệm vụ: 

+ Tóm tắt các đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử được thể hiện trong ba văn bản đã học vào bảng (đính kèm phía dưới phần Phụ lục).

+ Liệt kê ít nhất hai điều học được về việc đọc hiểu văn bản thông tin sau khi học kiểu văn bản thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

+ Khi đọc một bài phỏng vấn, cần chú ý điều gì? 

+ Theo em, phương tiện phi ngôn ngữ có vai trò như thế nào đối với việc trình bày thông tin trong văn bản thông tin?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Ôn tập văn bản đọc

1. Đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử trong văn bản đọc

Phiếu học tập số 1.

2. Đọc hiểu văn bản thông tin

- Chú ý xác định đặc điểm của kiểu VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử (cấu trúc, đặc điểm hình thức, cách trình bày thông tin,...).

+ Đọc nhan đề và các đề mục để xác định (các) thông tin cơ bản của VB.

+ Xác định (các) cách trình bày thông tin trong VB và tác dụng của chúng đối với việc thực hiện mục đích viết.

+ Suy ngẫm về sự kết nối giữa thông tin được biểu đạt bằng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ; tìm những chi tiết quan trọng và làm rõ vai trò của chúng trong VB;...

3. Những chú ý khi đọc một bài phỏng vấn

- Khi đọc một bài phỏng vấn, cần chú ý nội dung (chủ đề trao đổi), hình thức trình bày và bố cục của bài phỏng vấn.

4. Vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin

+ Trình bày thông tin một cách trực quan, làm nổi bật những thông tin quan trọng.

+ Cung cấp thêm thông tin về đối tượng chưa được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ, gây hứng thú cho người đọc/ người xem.

PHỤ LỤC

Vườn Quốc gia Cúc Phương

Ngọ Môn

Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn

Mục đích viết

 

 

 

Cấu trúc

 

 

 

Hình thức

 

 

 

Cách trình bày thông tin

 

 

 

Sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ

 

 

 

 

GỢI Ý 

Vườn Quốc gia Cúc Phương

Ngọ Môn

Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn

Mục đích viết

Giới thiệu về một di tích lịch sử.

Giới thiệu về một danh lam thăng cảnh.

Giới thiệu về một di tích lịch sử.

Cấu trúc

- Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc gia Cúc Phương.

- Phần nội dung: Giới thiệu hệ thông những phương diện khác nhau (quân thê động, thực vật, cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá) làm nên sức hấp dân, thú vị của rừng Cúc Phương.

- Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của rừng Quốc gia Cúc Phương; bày tỏ tình cảm, thái độ của người việt dành cho khu rừng.

- Sapo

- Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử Ngọ Môn ở Huế.

- Phần nội dung: Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau (đặc điểm kiến trúc, nét riêng trong cách trang trí) làm nên giá trị biêu tượng của Ngọ Môn trong kiến trúc cung đình Huế.

- Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của di tích Ngọ Môn; bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho di tích.

- Sapo.

- Không có phần mở đầu.

- Phần nội dung: Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau (quả trình hình thành và sự thay đôi về kết cấu, diện mạo, chức năng của di tích cũng như những khu vực lân cận; bề dày lịch sử) làm nên dâu ân cô xưa của Cột cờ Thủ Ngữ để nơi đây xứng đáng được xem là di tích cổ bên sông Sài Gòn.

- Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của di tích Cột cờ Thủ Ngữ, bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho di tích lịch sử này.

Hình thức

- Hệ thống hai đề mục (Quần thể động, thực vật; Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá) để làm nổi bật thông tin cơ bản.

- Từ ngữ chuyên ngành sinh học (quần thể động thực vật, tầng rừng, cây gỗ tán, cây bụi, thảm tươi,...), khảo cổ (di chỉ, di cốt), văn hoá (người Mường, nhà sàn, lễ hội cồng chiêng, phong tục, tập quán, ...).

- Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm: nổi tiếng, hấp dẫn, khoáng đạt, bao la, kì vĩ, phong phú, quái dị, khổng lồ, đa dạng,,...

- Hình ảnh minh hoạ.

- Hệ thống đề mục (Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn; Nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn) để làm nổi bật thông tin cơ bản.

- Từ ngữ chuyên ngành kiến trúc (cổng chính, nền cổng, lễ đài, thành, mặt bằng, công trình, cuốn vòm, gạch vồ, đá thanh, lan can, tráng men, cột,...), lịch sử (triều đình, vua, lễ Ban sóc, lễ thoái vị, ...).

- Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biệu cảm: bề thế, đồ sộ, lối cuốn vòm, hình cung, gạch hoa đúc rồng tráng men ngũ sắc, công phu, tỉ mỉ,...

- Hình ảnh minh hoạ.

- Hệ thống đề mục (Một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn, bề dày lịch sử) để làm nổi bật thông tin cơ bản. 

- Từ ngữ chuyên ngành kiến trúc (công trình, chân đế, sàn, khối nhà, mặt bằng, kết cấu, mái dốc,...), lịch sử (Cách mạng tháng Tám, Pháp, quân Anh, kháng chiến, cuộc xâm lược,..)

- Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm: nhộn nhịp, quyết liệt, ngoan cường,...

- Hình ảnh minh hoạ.

Cách trình bày thông tin

Trình bày thông tin theo quan hệ nhân quả: Phần mở đầu, người viết khẳng định vườn Quốc gia Cúc Phương là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn với những ai say mê khám phá và du lịch. Tiếp theo, ở phần nội dung, người viết triển khai lí giải cụ thể về sức hấp dẫn của rừng Cúc Phương bằng việc giới thiệu những giá trị của khu rừng như: đa dạng sinh học với quần thể động, thực vật phong phú, đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá. Từ đó, ở phần kết thúc, tác giả khẳng định Cúc Phương luôn là điểm đến thu hút du khách, níu giữ lòng người.

- Trình bày thông tin theo cách phân loại đối tượng: sự phong phú, đa dạng về hệ thực vật và động vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

- Trình bày thông tin theo trật tự không gian (ví dụ: đoạn mô tả kết cấu các cửa của nên đài,...). 

- Trình bày theo các đối tượng phân loại (cấu trúc của hai hệ thống: hệ thống nền đài, hệ thống lầu Ngũ Phụng).

Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả (thông tin lí giải về tên gọi lầu Ngũ Phụng theo quan niệm dân gian).

- Trình bày thông tin theo trật tự thời gian (trình bày thông tin về sự hình thành và phát triển của Cột cờ Thủ Ngữ,...).

- Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả (thông tin lí giải về tên gọi của di tích). 

Sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ

Hình ảnh minh họa (cây chò ngàn năm, bướm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, voọc mông trắng, bản làng của cộng đồng người Mường) cung cấp ví dụ trực quan, sinh động về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Hình ảnh minh hoạ trực quan cho thông tin được trình bày bằng ngôn ngữ; thông tin được trình bày bằng ngôn ngữ thuyết minh, giải thích rõ hơn các yếu tố của hình ảnh.

Hình ảnh (cột cờ Thủ Ngữ, nhà bát giác hai tầng mái ở chân cột cờ) minh hoạ trực quan cho nội dung thông tin được trình bày trong VB, giúp những thông tin ấy trở nên dễ hình dung, cụ thể, sinh động hơn với người đọc.

 

 

 ----------Còn tiếp------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn 1/2 giáo án kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 550k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 200k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - khoảng 1/2 kì I
  • Mẫu đề thi, phiếu trắc nghiệm theo cấu trúc mới
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay