Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ Nôm khuyết danh)
Giáo án bài 5: Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ Nôm khuyết danh) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ Nôm khuyết danh)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: TIẾNG ĐÀN GIẢI OAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
3. Phẩm chất
Thấu hiểu và đồng cảm với khát vọng về công lí của con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân theo dõi video về truyện cổ tích Thạch Sanh và nêu cảm nghĩ.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Theo dõi video truyện cổ tích “Thạch Sanh” và nêu suy nghĩ của em về thông điệp của câu chuyện truyền tải.
- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=MtzDqwoLYIo (0:00 – 8:15)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS trình bày.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: “Thạch Sanh” là truyện cổ tích hấp dẫn giàu kịch tính. Tác phẩm đã dựng lên chân dung của một vị anh hùng toàn tài, toàn mỹ cả về nhân cách lẫn tài năng. Qua nhân vật này, các tác giả dân gian thể hiện ước mơ niềm tin về đạo đức, công lý và công bằng trong xã hội, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo và lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Lấy cảm hứng từ truyện cổ tích “Thạch Sanh”, truyện thơ Nôm cùng tên đã kể lại câu chuyện bằng những vần thơ giàu cảm xúc. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản Tiếng đàn giải oan để hiểu hơn những đặc sắc của truyện thơ Nôm nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS trải nghiệm cùng văn bản. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây: + GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản truyện thơ Nôm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc - Cách đọc: Khi đọc, HS cần nhấn mạnh vào các điển tích, điển cố và chú ý đến phần giải thích nghĩa các từ khó. - Lưu ý: khi đọc truyện thơ, em cần: + Xác định và phân tích cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật, lời thoại. + Xác định và phân tích chủ đề, tư tưởng của văn bản và thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản. |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi.
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chủ đề, cốt truyện và nhân vật của truyện thơ Nôm trong văn bản Tiếng đàn giải oan Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:
- GV yêu cầu HS hoàn thành những nhiệm vụ sau: + Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề. + Tìm đọc truyện thơ “Thạch Sanh” và tóm tắt cốt truyện. Cốt truyện ấy đã thể hiện đặc điểm chung nào của cốt truyện truyện thơ Nôm? + Tóm tắt các sự kiện được kể, liệt kê các nhân vật và xác định nhân vật chính trong văn bản “Tiếng đàn giải oan”. Nhân vật chính là người như thế nào? Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Phân tích nhân vật kì ảo của truyện thơ Nôm trong văn bản Tiếng đàn giải oan Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share hoàn thành Phiếu học tập phân tích đồ vật kì ảo – cây đàn trong văn bản Tiếng đàn giải oan. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Đặc điểm của truyện thơ Nôm trong văn bản Tiếng đàn giải oan a. Cốt truyện - Tóm tắt: Giới thiệu gia đình họ Thạch Thạch ông ra đi và Thạch Sanh chào đời, Thạch bà qua đời Thanh Sanh gặp Lý Tĩnh Thạch Sanh gặp Lý Thông Lý Thông cùng mẹ lập mưu Lý Thông lừa Thạch Sanh Thạch Sanh chém xà tinh Lý Thông cướp công Thạch Sanh Công chúa Quỳnh Nga kén chồng Đại bàng cắp công chúa Quỳnh Nga Lý Thông gặp lại Thạch Sanh Thạch Sanh giao chiến xà tinh Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề Thạch Sanh xuống thủy cung yết kiến vua Thủy Tề Thạch Sanh đánh hồ yêu Thạch Sanh được vua Thủy Tề tặng đàn Công chúa Quỳnh Nga bị câm Trăn tinh và xà tinh lập mưu hãm hại Thạch Sanh Thạch Sanh bị Lý Thông giam vào ngục Tiếng đàn giải oan Thạch Sanh được sắc phong làm Quận công và kết duyên cùng công chúa Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt. => Kết luận: Có thể thấy cốt truyện ấy khác với Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên (theo mô hình gặp gỡ – tai biến – đoàn tụ) mà đại diện cho mô hình nhân – quả (ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ). b. Hệ thống nhân vật - Các sự việc chính: + Thạch Sanh bị nhốt vào ngục, hỏi thăm mới biết Lý Thông là người hại mình nhưng cũng không oán hòn, phàn nàn. + Thạch Sanh gảy đàn, tiếng đàn đã nói hộ những oan tình của Thạch Sanh, trách người bạc ác, phũ phàng. + Công chúa nghe tiếng đàn thì hết câm, kể lại cho vua cha mọi sự và xin vua cha cho gặp người gảy đàn. - Nhân vật: + Nhân vật chính trong VB Tiếng đàn giải oan là cây đàn của Thạch Sanh. Thạch Sanh là người rất hiền lành, tốt bụng, biết Lý Thông hại mình nhưng cũng không oán thán, kêu ca. + Tác giả đã khéo mượn tiếng đàn để nói hộ Thạch Sanh những oan khuất của chàng. => Nghệ thuật xây dựng nhân vật khá độc đáo. c. Chủ đề - Chủ đề: Cây đàn thần đã thay lời người bị hại, lên tiếng tố cáo Lý Thông, nhắc nhở ân nghĩa, giải câm cho công chúa và giải oan cho dũng sĩ Thạch Sanh. - Căn cứ: Dựa vào các chi tiết trong VB. Ví dụ: Thạch Sanh không oán hờn, phàn nàn khi biết Lý Thông hại mình nhưng tiếng đàn thần đã nói hộ nỗi oan của chàng, trách kẻ ăn ở bất nhân. 2. Nhân vật kì ảo của truyện thơ Nôm trong văn bản Tiếng đàn giải oan - Phiếu học tập.
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP
GỢI Ý PHIẾU HỌC TẬP
………….. |
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2