Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)

Giáo án bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 2: TRUYỆN LẠ NHÀ THUYỀN CHÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

  • Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

  • Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

3. Phẩm chất

  • Biết cảm thông, chia sẻ với người khác; phát huy được khả năng tưởng tượng trong học tập và trong đời sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Truyện lạ nhà thuyền chài.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chia sẻ về nhân vật phụ nữ trong tác phẩm đã đọc và trân trọng.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm chất cao đẹp (như sống chung thuỷ, tình nghĩa, vị tha,...) của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ. Hãy chia sẻ với các bạn về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Cô Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Âu Cơ trong truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, …

+ Ví dụ: nàng Cóc trong truyện “Lấy vợ Cóc”, mặc dù hình dáng của cô không đẹp nhưng lại có tốt nết. Cô Cóc biết nói và giúp đỡ gia đình chồng mình. Cuối cùng, cô biến thành một cô gái xinh đẹp và hạnh phúc bên chồng. Truyện này mang ý nghĩa về tình yêu và sự đánh giá bề ngoài không quan trọng, quan trọng là tốt nết và lòng chân thành.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới”. Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không chỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một tác phẩm Truyện lạ nhà thuyền chài để hiểu hơn những nét đặc sắc về thể loại truyền kì cũng như những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ trong văn học trung đại nhé!

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS trải nghiệm cùng văn bản.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share, thực hiện yêu cầu dưới đây: 

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản (có thể đọc phân vai), kĩ năng suy luận khi đọc văn bản truyền kì.

+ GV hướng dẫn HS chú ý câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn.

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?

 

Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?

 

Lưu ý yếu tố kì ảo và tác dụng của yếu tố kì ảo trong phần 3.

 

Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người như thế nào?

 

 

Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Lê Thánh Tông và văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt truyện, xác định không gian, thời gian trong truyện, tìm hiểu các nhân vật, chỉ ra và nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo, nêu chủ đề của truyện…

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?

Lời của người kể chuyện.

Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?

- Với người cha: Đi học để học những lời nói, việc làm của Thánh hiền đời xưa, chép trong sách, học học mới biết mà bắt chước.

- Với Thúc Ngư: Trong sách không có cá, lời nói lại không thể đem đá cá được, và cậu không chịu đi học.

Lưu ý yếu tố kì ảo và tác dụng của yếu tố kì ảo trong phần 3.

+ Đồ ăn trên bàn toàn là vật sống: có thứ quây lượn như rồng, có thứ như lũ trẻ đùa bỡn… nhưng khi cầm đũa gặp thì đều là vật chín, ngon tuyệt phẩm.

+ Hai gã bán kinh đưa vợ chồng nhà thuyền chài về.

+ Ngọa Vân dòng dõi hải tiên, có thuật rút đường.

Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người như thế nào?

Ngọa Vân là người có tính đảm đang gánh vác, giàu đức hi sinh, có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.

 

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Lê Thánh Tông (1442 – 1497) tên là Tư Thành, hiệu là Thiên Nam động chủ, con trai thứ tư của Lê Thái Tông. Ngài là một vị vua trị vì lâu nhất của nhà Hậu Lê, tên tuổi và sự nghiệp gắn liền với giai đoạn cường thịnh của đất nước nửa sau thế kỉ XV. 

- Không chỉ là một vị vua anh minh, Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm phong phú cả về đề tài và thể loại, cả chữ Hán và chữ Nôm.

b. Tác phẩm

- Thánh Tông di thảo được tương truyền là của Lê Thánh Tông, là tập văn xuôi chữ Hán gồm hai quyền: quyền Thượng 13 truyện, quyển Hạ 6 truyện và phần “phụ chép" Truyện con tằm vàng là phần ngắn nhất trong tập nhưng cũng mang nội dung khá hoàn chỉnh nên có thể coi là truyện thứ 20.

- Truyện lạ nhà thuyền chài là một trong số những truyện của Thánh Tông Di Thảo do Nguyễn Đình Ngô dịch

Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi.

a. Mục tiêu: 

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích một số yếu tố của truyện truyền kì trong Truyện lạ nhà thuyền chài (cốt truyện, không gian, thời gian, lời thoại, yếu tố kì ảo).

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm lớn bằng cách điểm danh theo thứ tự các mùa xuân – hạ - thu – đông. Đọc văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài kết hợp với kiến thức đã chuẩn bị ở nhà hoàn thành lần lượt các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Vẽ sơ đồ các sự kiện theo diễn biến câu chuyện và cho biết các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian và không gian như thế nào?

Nhóm 2: Đọc kĩ lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4 và cho biết:

a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại / độc thoại nội tâm? Những dấu hiệu nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó?

b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản.

+ Nhóm 3: Hoàn thành Phiếu học tập số 1 nêu một số chi tiết kì ảo và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề của văn bản.

+ Nhóm 4: Dựa vào kết quả thảo luận của 3 nhóm trên, hãy tổng hợp những đặc điểm của truyện truyền kì được thể hiện trong văn bản “Truyện lạ nhà thuyền chài” bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Phân tích một số yếu tố của truyện truyền kì trong Truyện lạ nhà thuyền chài (cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật lời thoại, yếu tố kì ảo).

a. Cốt truyện

-  Sơ đồ diễn biến cốt truyện: đính kèm phía dưới.

=> Trật tự tuyến tính (chuyện gì xảy ra trước kể trước).

b. Thời gian, không gian

- Thời gian: thời gian thực ở trần thế.

- Không gian: Sự kiện diễn ra trong thế giới thực, nhân vật kì ảo có thể di chuyển giữa Long Cung và trần thế.

c. Lời thoại: 

- Về bài thơ ở đầu truyện: Bốn dòng thơ đầu chủ yếu tự sự, các dòng cuối kết hợp tự sự với biểu cảm (do bắt đầu bằng cụm từ mang tình bình phẩm biểu cảm: “cũng thật là:...”).

- Về bài hát ở đoạn 4: Bài hát là lời của Ngọa Vân (hát đi hát lại) nói để giã biệt chồng, cha mẹ chồng, và cũng nói với cả trời đất (“ông xanh”) chính là một dạng đối thoại/ độc thoại nội tâm.

=> Tác dụng của việc dùng lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4:

+ Bổ sung vào truyện loại lời kể bằng thơ nhằm gọi tả cuộc sống lương thiện, cần mẫn, đầm ấm của vợ chồng ông ngư.

+ Bổ sung vào truyện loại lời thoại bằng bài hát thể hiện tình cảm buồn thương, tiếc nuối của nhân vật Ngọa Vân.

+ Đang dạng hóa lời văn, tạo sắc thái cổ kính.

d. Yếu tố kì ảo

- Phiếu học tập số 2.

 

PHIẾU HỌC TẬP 

TÌM HIỂU NHÂN VẬT TRONG VĂN BẢN

Việc chọn nghề của Thúc Ngư

Nhân vật Ngọa Vân

Đồng tình/ không đồng tình:

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………...

………………………………………..

Tính cách

Biểu hiện

 

 

 

 

 

 

Lí giải ý kiến của em:

………………………………………..

………………………………………..

Nhận xét:

………………………………………..

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP

PHIẾU HỌC TẬP 

TÌM HIỂU NHÂN VẬT TRONG VĂN BẢN

Việc chọn nghề của Thúc Ngư

Nhân vật Ngọa Vân

Đồng tình/ không đồng tình: Không đồng tình với quan niệm về việc học của Thúc Ngư được thể hiện qua lời thoại.

+ Trong sách có cá không?

+ Lấy lời nói và việc làm của thánh hiền mà đánh cá có được không? 

+ Trong sách đã không có cá, lòi nói lại không thể đem đánh được cá, con học làm gì?

=> Ba lượt thoại trên thể hiện rõ quan niệm đơn sơ của Thúc Ngư: Phải lấy động cơ, hiệu quả thực tế, thực dụng (giúp cha mẹ đánh được nhiều cá, bớt lam lũ vất vả) làm mục đích để quyết định có đi học hay không. Mục đích của việc học là để giúp cha mẹ kiếm sống bằng nghề cá thuận lợi hơn. 

Tính cách

Biểu hiện

Thuỳ mị, nết na nhưng tháo vát, giỏi giang.

“ngồi lễ bốn lạy” khi mới gặp vợ chồng thuyền chài; sắp xếp hai gã bán kinh đưa họ về nhà an toàn; trong bốn năm làm dâu, chăm chỉ chung sức gây dựng cơ đồ nhà chồng và là chỗ dựa vững chắc cho công việc đánh cá, giúp nhà chồng giàu có lên.

Có đức hi sinh, lòng vị tha, yêu thương chồng và gia đình nhà chồng.

Khi tai hoạ xảy ra, nàng đã hết lòng và xả thân cứu sống cả gia đình nhà chồng cùng gia sản của họ bằng cách lộ nguyên hình, biến thành con cá to chắn nước để cả nhà được an toàn qua cơn lũ.

Thể hiện tình nghĩa vẹn toàn chu đáo khi bắt buộc phải từ giã gia đình nhà chồng.

chỉ cách cho Thúc Ngư thoát khỏi nạn chết đuối

Lí giải ý kiến của em:

Thúc Ngư cảm thấy việc học không áp dụng được cho việc đánh cá, mưu sinh nên cảm thấy vô ích. Quan niệm của Thúc Ngư về việc học là quan niệm hẹp hòi, thực dụng, bản chất cốt lõi của việc học là học đạo lí làm người, rèn luyện đạo đức, học tri thức – lao động trí óc nhưng lại quy đổi ra việc đánh cá – lao động chân tay.  Đây là một quan niệm rất sai lầm và thiển cận.

Nhận xét:

Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống qua từng lời nói, hành vi ứng xử của nàng.

………………

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 500k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì I với ma trận, đáp án..
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay