Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 10: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)
Giáo án bài 10: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 10: TIẾNG VỌNG NHỮNG NGÀY QUA
TIẾT: VĂN BẢN 2: MÙA XUÂN CHÍN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.
3. Phẩm chất
Trân trọng kí ức và gìn giữ niềm tin trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Mùa xuân chín.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share chia sẻ suy nghĩ của em về đặc tính của mùa xuân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Nếu cần chọn một tính từ có thể khái quát đúng nhất đặc tính của mùa xuân, em sẽ chọn từ nào? Hãy chia sẻ với các bạn lí do lựa chọn của mình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: khởi đầu, ấm áp, tươi sáng…
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi nảy nở đã đi vào trang văn của biết bao thế hệ thi sĩ với những nét đẹp khác nhau. Đôi lúc mùa xuân với bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh của Thanh Hải, có khi lại là mùa xuân một đi không trở lại với những nét đẹp khó quên trong nhưng dòng thơ của Xuân Diệu.. Còn với Hàn Mặc Tử thì mùa xuân chính là những làn nắng nhẹ nhàng chiếu rọi lên giàn thiên lí trên mái nhà tranh thể hiện trong bài thơ Mùa xuân chín. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu tác phẩm này nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||
Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS trải nghiệm cùng văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu dưới đây: + GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc toàn bộ văn bản. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, theo dõi chiến lược đọc được nêu ở các thẻ bên phải văn bản để chú ý và ghi nhớ những chi tiết, từ ngữ quan trọng.
+ Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Hàn Mặc Tử và văn bản Mùa xuân chín. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc - Cách đọc: Khi đọc, HS cần chú ý thể hiện được cảm xúc, ngắt nghỉ đúng nhịp, đọc rõ, trôi chảy, tốc độ đọc phù hợp. - Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí, là nhà thơ có những đóng góp mới mẻ cho phong trào Thơ mới (1932 – 1945).
- Các tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử gồm: Gái quê (thơ, 1936); Đau thương (Thơ Điên, thơ, 1938); Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cầm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ, 1939); Quần tiên hội (kịch thơ, 1940); Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi, 1940). Ngoài tập Gái quê được in lúc sinh thời, những tác phẩm còn lại được in thành tập sau khi ông mất. - Chế Lan Viên từng nhận xét về vai trò khó thay thế của ông trong phong trào Thơ mới: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà, rực rỡ của mình”. b. Tác phẩm - Mùa xuân chín là bài thơ trích trong phần Hương thơm (tập thơ Đau thương) của Hàn Mặc Tử. |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Mùa xuân chín.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Mùa xuân chín và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người trong bài thơ Mùa xuân chín Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:
- GV yêu cầu HS hoàn thành những nhiệm vụ sau: + Theo cảm nhận của em, bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam được gọi tả trong khổ thơ thứ nhất là quen thuộc hay mới lạ? Vì sao? + Hoàn thành Phiếu học tập số 1: Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,... có tác dụng như thế nào trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh con người trong ba khổ thơ đầu? + Theo em, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi hay không? Điều đó có tác dụng gì trong việc thể hiện hình ảnh con người và thiên nhiên mùa xuân? + Nhận xét về cách tác giả cảm nhận bước đi của thời gian qua hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người trong bài thơ Mùa xuân chín a. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam được gọi tả trong khổ thơ thứ nhất - Các chi tiết về cảnh vật như: nắng, khói, mái nhà tranh, giàn thiên lí, bóng xuân,... - Về màu sắc như: nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, tà áo biếc… - Về âm thanh, cử chỉ như: sột soạt gió trêu tà áo biếc,.... b. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,... gợi tả cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh con người - Phiếu học tập số 1. c. Vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả - Ở ba khổ thơ đầu, cảnh vật được quan sát chủ yếu từ thời điểm hiện tại (tuy cũng có lúc dự báo tương lai: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy...), người quan sát hoặc đang ngắm nhìn cảnh (Sột soạt gió trêu tà áo biếc./ Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang), hoặc đứng ở một vị trí có thể bao quát cả một bức tranh rộng lớn (Sóng cỏ xanh tươi gọn tới trời/ Bao cô thôn nữ hát bên đổi; Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi;...). - Đồng thời, người quan sát cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác cảm nhận màu sắc, đường nét (nắng ửng, khỏi mơ, lấm tấm vàng, sóng có xanh tươi,...), thính giác cảm nhận âm thanh (sột soạt, bao cô thôn nữ hát,...) và tổng hoà nhiều giác quan khác để cảm nhận (Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời của nước mây/ Thầm thì với ai ngồi dưới trúc/ Nghe ra ý vị và thơ ngây). - Ở khổ thơ cuối, vào thời điểm “mùa xuân chín” tự xưng là “khách xa”, người quan sát, từ một bối cảnh xa quê, nhìn vào tâm tưởng (lòng trí bâng khuâng) để nhớ và thao thức cùng không gian làng quê của mình, xa xôi, nhưng ấm áp, thân thuộc: - Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. Đây là hình ảnh làng quê và “chị ấy” trong quá khứ hay hiện tại? Trong sự tương chiếu với câu thơ dự cảm ở khổ thứ hai: Ngày mai ... có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi, hai dòng thơ cuối thể hiện cảm xúc phức tạp của người khách xa, vừa là tiếc nuối, vừa là mong mỏi. => Như vậy, có sự thay đổi vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu. Điều này một mặt cho thấy sự thay đổi của bức tranh thiên nhiên mùa xuân cùng hình ảnh con người – những nàng xuân nữ, mặt khác thể hiện tâm trạng, cảm xúc bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả. d. Cách tác giả cảm nhận bước đi của thời gian qua hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ. - Qua hình ảnh thiên nhiên (năm dòng thơ đầu), mùa xuân không tĩnh lặng mà nhịp bước theo thời gian qua “bóng xuân sang”: bước đi trong làn nắng ửng, trong khói mơ tan, sột soạt, trêu; các tính từ: lấm tấm vàng, tà áo biếc, sóng cỏ xanh tươi;... - Qua hình ảnh con người (mười một dòng thơ còn lại) – Bao cô thôn nữ hát trên đổi: ........................ |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 7 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
- Và được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ giáo án cả năm
Phí đặt:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2