Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Ôn tập
Giáo án bài 9: Ôn tập sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 9: NHỮNG BÀI HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM ĐAU THƯƠNG
TIẾT: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về thể loại bi kịch: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết
tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
Củng cố kiến thức về đặc điểm, tác dụng của việc biến đổi và mở rộng cấu trúc câu; biến đổi và mở rộng được cấu trúc câu trong giao tiếp.
Củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.
Củng cố kiến thức về cách trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Củng cố kiến thức về thể loại bi kịch: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết
tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
Củng cố kiến thức về đặc điểm, tác dụng của việc biến đổi và mở rộng cấu trúc câu; biến đổi và mở rộng được cấu trúc câu trong giao tiếp.
Củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.
Củng cố kiến thức về cách trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.
3. Phẩm chất
Ý thức tự giác, tích cực trong học tập, chủ động khi làm việc nhóm.
Biết gìn giữ niềm tin và tình bạn trong sáng; nhận thức được hoàn cảnh sống của bản thân, gia đình, biết hành xử phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share về những trải nghiệm đáng nhớ trong kí ức tuổi thơ của em.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share chia sẻ: Hãy chia sẻ một trải nghiệm đáng nhớ nhất trong thời thơ ấu của em.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- HS trình bày kết quả hoạt động.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về Bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương.
B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thông qua việc trả lời hệ thống câu hỏi ôn tập trong SGK, củng cố được kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Ôn tập văn bản đọc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ: + Liệt kê các yếu tố của các văn bản bản kịch vào bảng SGK trang 117. + Nhân vật Pơ-liêm trong “Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man” và nhân vật người đàn ông trong “Cái bóng trên tường” có điểm gì giống nhau? Theo em, những điểm giống nhau ấy giữa hai nhân vật có phải là dấu hiệu nhận biết nhân vật bi kịch hay không? Vì sao? + Em có nhận xét gì về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong “Tình yêu và thù hận”? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Ôn tập văn bản đọc 1. Các yếu tố của các văn bản bản kịch - Bảng đính kèm phía dưới. 2. So sánh hai nhân vật - Bảng đính kèm phía dưới. - Nhân vật chính trong bi kịch thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có thể có những nhược điểm, sai lầm dẫn đến phải trả giá đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng. Do vậy, Pơ-liêm trong Po-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man và nhân vật người đàn ông trong Cái bóng trên tường đều là những nhân vật mang nhược điểm thường gặp nói trên của nhân vật chính trong bi kịch. 3. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong Tình yêu và thù hận - Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét: + Thể hiện tình yêu say đắm và mãnh liệt: Rô-mê-ô và Giu-li-ét sử dụng những lời lẽ nồng nàn, tha thiết để bày tỏ tình yêu của mình dành cho nhau. Họ trao cho nhau những lời thề, những lời hẹn ước sẽ yêu nhau mãi mãi. Ngôn ngữ của họ thể hiện sự đồng điệu về tâm hồn, sự hoà hợp về tư tưởng. + Thể hiện sự đối lập giữa tình yêu và thù hận: Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị cấm đoán bởi mối thù hận dai dẳng giữa hai gia đình Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét. Ngôn ngữ của họ cũng thể hiện sự đối lập này: Vừa nồng nàn, lãng mạn, vừa bị thương, uất hận. + Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh: Rô-mê-ô thường so sánh Giu-li-ét với những hình ảnh đẹp đẽ trong thiên nhiên như mặt trời. Giu-li-ét cũng so sánh Rô-mê-ô với những chàng trai anh hùng, lãng mạn trong truyền thuyết. + Sử dụng ngôn ngữ thơ ca: Ngôn ngữ đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét có nhiều nhịp điệu, vần điệu, tạo tính nhạc trong lời thoại. Điều này góp phần tăng tính biểu cảm cho ngôn ngữ, làm cho lời thoại của họ thêm da diết, thổn thức. - Nhận xét về ngôn ngữ độc thoại của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét: + Thể hiện tâm trạng và suy nghĩ nội tâm của nhân vật: Qua những lời độc thoại, Rô-mê-ô và Giu-li-ét bộc lộ tâm trạng, cảm xúc sâu kín của mình. Họ chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, những hi vọng, lo âu về tình yêu và cuộc sống. + Thể hiện sự trưởng thành của nhân vật: Qua những lời độc thoại, ta có thể thấy được sự trưởng thành của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Họ không còn là những đứa trẻ ngây thơ, mà đã trở nên chín chắn, bản lĩnh hơn. + Sử dụng nhiều ngôn ngữ tượng trưng: Rô-mê-ô và Giu-li-ét thường sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình. Điều này làm cho lời độc thoại của họ thêm giàu sức gợi và biểu cảm. => Qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của Rô-mê-ô, Giu-li-ét, Sếch-xpia đã biến hai nhân vật này trở thành biểu tượng cho tình yêu đích thực và sự hi sinh trong tình yêu. | ||||||||||||||||
PHỤ LỤC
........................ |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2