Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 10: Thực hành tiếng Việt
Giáo án bài 10: Thực hành tiếng Việt sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 10: TIẾNG VỌNG NHỮNG NGÀY QUA
TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ: TỪ MỚI VÀ NGHĨA MỚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và phân tích được sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới và nghĩa mới.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới và nghĩa mới.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, có ý thức tự học và hoàn thành bài tập đầy đủ, vận dụng kiến thức tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Theo em, vì sao chúng ta cần phải làm giàu hơn kho từ vựng tiếng Việt?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Làm giàu có, phong phú hơn kho từ vựng tiếng Việt là một trong những cách để chúng ta gìn giữ và phát triển ngôn ngữ dân tộc.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Sự phát triển của ngôn ngữ: từ mới và nghĩa mới để hiểu hơn về cách phát triển và sáng tạo cho ngôn ngữ dân tộc nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Nhận biết được sự phát triển của ngôn ngữ: từ mới và nghĩa mới.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Tìm hiểu tri thức Ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào phần Tri thức tiếng Việt trong SGK để trả lời một số câu hỏi: + Sự phát triển của ngôn ngữ là gì? + Những từ ngữ mới và những nghĩa mới thường xuất hiện như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Tìm hiểu tri thức Ngữ văn - Sự phát triển của ngôn ngữ: Ngôn ngữ luôn biến đổi không ngừng, đặc biệt là ở phương diện từ vựng. Sự phát triển của từ vựng thường diễn ra theo hai cách sau: + Xuất hiện từ ngữ mới. + Xuất hiện nghĩa mới. - Những từ ngữ mới thường xuất hiện để biểu đạt những sự vật, hiện tượng mới, chẳng hạn những từ ngữ như Internet, marketing, trí tuệ nhân tạo, truyền hình số,... Từ ngữ mới thường được tạo ra theo hai cách: + Cấu tạo từ những yếu tố, chất liệu theo quy tắc đã có sẵn trong hệ thống ngôn ngữ (trí tuệ nhân tạo, điện thoại thông minh, lớp học ảo,...). + Vay mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài (Internet, marketing, AIDS,...). - Những nghĩa mới thường được tạo ra nhờ các phương thức chuyển nghĩa như: ẩn dụ, hoán dụ,... Ví dụ: hàng chợ, xe bãi, cơm bụi, chữa cháy, lên ngôi,... |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về sự phát triển của ngôn ngữ: từ mới và nghĩa mới
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến câu ghép.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THPT:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ: TỪ NGỮ MỚI VÀ NGHĨA MỚI
Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Ngôn ngữ phát triển nhanh nhất ở phương diện nào? A. Ngữ pháp. B. Ngữ âm. C. Từ vựng. D. Chính tả. Câu 2: Sự phát triển từ vựng thường diễn ra theo mấy cách chính? A. 1 cách. B. 2 cách. C. 3 cách. D. 4 cách. Câu 3: Đâu không phải là cách phát triển của từ vựng? A. Xuất hiện từ ngữ mới. B. Xuất hiện nghĩa mới. C. Biến đổi cấu trúc ngữ pháp. D. Vay mượn từ ngữ nước ngoài. Câu 4: Từ nào sau đây là ví dụ về từ ngữ mới xuất hiện để biểu đạt sự vật, hiện tượng mới? A. Cây cối. B. Truyền hình số. C. Mặt trời. D. Gia đình. Câu 5: Từ ngữ mới thường được tạo ra bằng mấy cách chính? A. 1 cách. B. 2 cách. C. 3 cách. D. 4 cách. Câu 6: Đâu là một cách tạo từ ngữ mới? A. Thay đổi trật tự từ. B. Thêm dấu câu vào từ. C. Cấu tạo từ những yếu tố, chất liệu theo quy tắc có sẵn trong hệ thống ngôn ngữ. D. Thay đổi cách phát âm. ........................ |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 7 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
- Và được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ giáo án cả năm
Phí đặt:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2