Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Ngàn lời sử xanh

Giáo án bài 3: Ngàn lời sử xanh sách Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: NGÀN LỜI SỬ XANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chia sẻ được những điều em biết về Thủ đô Hà Nội dựa vào gợi ý; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, đúng mạch cảm xúc của bài thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Phố phường Hà Nội vừa tràn đầy hương sắc, vừa chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hoá vô cùng lớn lao. Từ đó, rút ra ý nghĩa: Ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp và những giá trị quỷ báu của phố phường ở Thủ đô Hà Nội. 
  • Tìm đọc được bài thơ, bài ca dao, lời bài hát về lịch sử dựng nước và giữ nước, về cảnh đẹp của đất nước và về truyền thống văn hoá của dân tộc; viết được Nhật kí đọc sách, thi “Nghệ sĩ nhí”: đọc và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát; ghi chép được những điều tâm đắc về bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát được chia sẻ. 
  • Luyện tập sử dụng câu đơn và câu ghép.
  • Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả người.
  • Tìm hiểu được thêm thông tin và giới thiệu về một địa danh được nhắc đến trong bài đọc “Ngàn lời sử xanh”.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu thơ hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết trân trọng và tự hào về những giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, video clip về phố phường Hà Nội; bản đô Việt Nam (nếu có).
  • Bảng phụ/ máy chiếu ghi bài thơ.
  • Danh sách gợi ý truyện đọc thuộc chủ điểm “Đất nước ngàn năm”, hướng dẫn tìm kiếm
  • Truyện trên internet.
  • Thẻ từ cho HS thực hiện các BT luyện từ và câu.

b. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

b. Đối với học sinh

  • SHS, SBT Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 – 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện: 

- GV trình chiếc cho HS quan sát một số hình ảnh về Thủ đô Hà Nội:

BÀI 3: NGÀN LỜI SỬ XANH       BÀI 3: NGÀN LỜI SỬ XANH

Vị trí địa lí Thủ đô Hà Nội              Tháp Rùa

BÀI 3: NGÀN LỜI SỬ XANH      BÀI 3: NGÀN LỜI SỬ XANH

        Lăng Bác                                   Chùa Một Cột

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi và thảo luận về những điều em biết về Thủ đô Hà Nội dựa vào gợi ý:

+ Thủ đô Hà Nội có những danh lam thắng cảnh hay di

tích lịch sử nào?

+ Em tìm hiểu được những thông tin đó từ đâu?

+ Em thích nhất địa điểm nào ở Hà Nội?

+ ...

- GV mời đại điện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ( nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Ngàn lời sử xanh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện:

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Toàn bài đọc với giọng trong sáng, thiết tha, trìu mến; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc trưng của phố phường Hà Nội và sự kiện được nhắc đến mùng hai nhân là nước chỉ đặc trưng của phố phương

- GV hướng dẫn HS đọc, luyện đọc và giải nghĩa một số từ khó, hướng dẫn luyện đọc một số câu thơ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc nhân vật:

+ Luyện đọc một số từ ngữ khó: nâng niu, lồng lộng,...

+ Luyện đọc một số câu thơ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật: 

Xuân về/ trên khắp phố mình/

Nắng đơm áo mới,/ đẹp xinh rạng ngời//

Bạn bè/ sánh bước dạo chơi/

Cùng nghe phổ kể/ ngàn lời sử xanh//

+ Giải nghĩa một số từ ngữ khó: 

  • Tây Hồ: tên một hồ nước ở Thủ đô Hà Nội.
  • Tháp Bút: ngọn tháp bằng đá cao năm tầng ở gần bên Hồ Gươm; đỉnh tháp là một ngôi bút chỉ lên trời xanh có khắc dòng chữ Hán, nghĩa là “viết lên trời xanh”.
  • Sử xanh: Nghĩa trong bài là truyền thống lịch sử vẻ vang, rất đáng tự hào của dân tộc – các nói khái quát.

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu.

+ Đoạn 2: Khổ thơ thứ ba, thứ tư.

+ Đoạn 3: Còn lại.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Con phố sau cơn mưa mùa xuân có gì đẹp?

+ Câu 2: "Trang sách yêu thương” nhắc đến những địa danh nào? Mỗi địa danh đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

+ Câu 3: Khổ thơ 4 gợi cho em nhớ đến những sự kiện lịch sử nào?

+ Câu 4: Hình ảnh phố phường được tả trong khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+Câu 1: Con phố sau cơn mưa mùa xuân đẹp như một bức tranh, tràn đầy hương sắc của cỏ cây, hoa lá.

+Câu 2: “Trang sách yêu thương” nhắc đến những địa danh: Tây Hồ, Tháp Bút, chùa Trấn Vũ, phố Hàng Ngang, Ba Đình. Những địa danh này được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: Tây Hồ – biếc, mặt gương; Tháp Bút – đề thơ; chùa Trấn Vũ – chuông chùa còn vang; phố Hàng Ngang – nơi Bác viết bản sử vàng nước ta (Tuyên ngôn Độc lập); Ba Đình – lồng lộng cờ hoa.

+ Câu 3: Khổ thơ 4 gợi nhớ về sự kiện Bác Hồ soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Bản Tuyên ngôn Độc lập được đọc ở quảng trường Ba Đình vào ngày 02/9/1945 → sự kiện này khẳng định quyền độc lập, tự do của Việt Nam, đưa nước ta lên một vị thế mới, ngang hàng với các quốc gia trên thế giới, ...

+ Câu 4: Hình ảnh phố phường được tả trong khổ thơ cuối giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội trong ngày xuân mới tràn ngập niềm vui và niềm tự hào của các bạn nhỏ khi dạo chơi trên những con phố gắn với những sự kiện lịch sử của dân tộc.)

- Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể kết hợp hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1

  • Rút ra ý đoạn 1: Vẻ đẹp của phố phường Hà Nội sau cơn mưa mùa xuân.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2, 3

  • Rút ra ý đoạn 2: 

.................

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

. .................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I
  • Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I

Phí giáo án

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 450k/môn
  • Giáo án Powerpoint:  500k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 300k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 2500k

=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD TUẦN 1 - 4: CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI

GIÁO ÁN WORD TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 1 - 4: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 19 - 22: GIỮ MÃI MÀU XANH

 

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 1- 4: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

Chat hỗ trợ
Chat ngay