Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Những lá thư

Giáo án bài 5: Những lá thư sách Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Những lá thư

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 5: NHỮNG LÁ THƯ

  (4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên 2 – 3 việc làm thể hiện sự quan tâm đến người cao tuổi. 

  • Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. 

  • Nắm được nội dung bài đọc, ý nghĩa và bài học rút ra sau khi đọc bài đọc.

  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic đúng nghĩa, đúng mạch cảm xúc của bài thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Bức thư của bác Ao-ki đã giúp cho cụ Ya-e-nô không còn cảm thấy cô đơn. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tình cảm đáng quý, đáng trân trọng giữa những con người trong cùng một cộng đồng.

  • Luyện tập sử dụng đại từ và kết từ. 

  • Nhận diện được đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình.

  • Đóng được vai cụ Ya-e-nô trong truyện “Những lá thư” để nói lời cảm ơn khi đọc xong bức thư do bác Ao-ki viết. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết chia sẻ, quan tâm tới ông bà trong gia đình.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, sơ đồ tư duy và trò chơi. 

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT  1 + 2: ĐỌC  

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem một số hình ảnh sau đây:

- GV yêu cầu HS làm việc và thảo luận nhóm đôi: Kể tên một số việc làm thể hiện sự quan tâm đến người cao tuổi?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: 

+ Thăm hỏi các cụ già trong viện dưỡng lão.

+ Quan tâm, chăm sóc cho ông bà.

….

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr133, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc “Những lá thư” nội dung kể về hoàn  cảnh cô đơn của cụ Ya-e-nô. Cụ thường tự viết thư cho mình để đem lại niềm vui cho bản thân. Sau khi biết chuyện này, bác Ao-ki đã viết thư gửi cho cụ Ya-e-nô. Điều này thể hiện tình cảm đáng quý, trân trọng giữ những con người trong cùng một cộng đồng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng người dẫn chuyện thong thả, chậm rãi; giọng bác bưu tá vui vẻ, thân thiện; giọng cụ Ya-e-nô trầm ấm; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cảnh vật, cảm xúc của nhân vật,...  

- GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng từng đoạn, cả bài trong nhóm và trước lớp, kết hợp thực hiện một số hoạt động: 

+ Luyện đọc một số từ ngữ khó: Mát-xu-đa Ya-e-nô; Ao-ki Đai-ki-chi;…

+ Luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: 

  • Kể từ đó,/ cứ tới nhà cụ Ya-e-nô phát thư,/ bác lại dùng bữa/ và nói chuyện với bà cụ.//; 

  • Nhìn thấy tên người gửi là/ Ao-ki Đai-ki-chi,/ cụ vội vàng mở phong bì,/ rút lá thư ra.//; 

  • Từ mắt cụ Ya-e-nô,/ những giọt nước mắt lã chã rơi.// Bác Ao-ki ngượng ngùng nhìn cụ.//;… 

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “mới về”. 

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “của bưu điện”. 

+ Đoạn 3: Còn lại. 

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép các khổ thơ để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

 

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ bưu tá: nhân viên bưu điện làm nhiệm vụ đưa thư từ, báo chí đến tay người nhận.

+ lã chã: chỉ nước mắt, mồ hôi chảy ra nhiều và nhỏ xuống thành giọt nối tiếp nhau không dứt.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Hoàn cảnh của cụ Ya-e-nô có gì đặc biệt?

+ Câu 2: Kể lại cuộc trò chuyện giữa cụ Ya-e-nô và bác Ao-ki vào lần đầu tiên bác đến phát thư.

+ Câu 3: Vì sao cụ Ya-e-nô thường viết thư gửi cho mình?

+ Câu 4: Việc làm của bác Ao-ki sau khi trò chuyện với đồng nghiệp có ý nghĩa gì?

+ Câu 5: Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: Cụ Ya-e-nô đã lớn tuổi, sống một mình ở rìa làng.

+ Câu 2: Bác bưu tá vừa đánh tiếng: “Cụ ơi, cụ có thư!” thì cụ Ya-e-nô từ trong nhà bước ra. Vừa gặp bác bưu tá, cụ Ya-e-nô đã mời bác vào nhà dùng trà. Cụ mang rất nhiều món ra để đãi khách. Bác Ao-ki ăn đến khi no mới ra về.

+ Câu 3: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Cụ Ya-e-nô thường viết thư gửi cho mình vì cụ sống một mình, rất cô đơn nên viết thư để tự đem lại niềm vui cho bản thân, giúp cụ tìm được người để trò chuyện và cảm thấy lúc nào cũng có người quan tâm, nhớ đến cụ,...

+ Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Việc làm của bác Ao-ki sau khi trò chuyện với đồng nghiệp nói lên rằng bác Ao-ki rất đồng cảm, thương cụ Ya-e-nô và muốn giúp cụ không còn cảm thấy cô đơn nữa,…

+ Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Cụ Ya-e-nô rất cô đơn, cụ cũng rất thân thiện và mến khách. Bác Ao-ki rất dễ thương, có trách nhiệm với công việc; nhờ đồng cảm, bác đã giúp cụ Ya-e-nô không còn thấy cô đơn nữa,…

* Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: 

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2:

  • Rút ra ý đoạn 1: Cuộc trò chuyện giữa cụ Ya-ê-nô và bác Ao-ki vào lần đầu gặp nhau.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3 

  • Rút ra ý đoạn 2:  Niềm vui của cụ Ya-ê-nô.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4: 

  • Rút ra ý đoạn 3: Việc làm ý nghĩa của bác Ao-ki. 

  • Rút ra nội dung bài đọc. 

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 5: 

  • Rút ra ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc.  

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Cách tiến hành

…………….

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. 

 

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

………….

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 750k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD TUẦN 1 - 4: CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI

GIÁO ÁN WORD TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 1 - 4: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 19 - 22: GIỮ MÃI MÀU XANH

 

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 1- 4: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

Chat hỗ trợ
Chat ngay