Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 12: Người công dân số Một

Giáo án bài 12: Người công dân số Một sách Tiếng Việt 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12: NGƯỜI CÔNG DÂN 

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

 (15 phút)

1. Trò chơi: Giải ô chữ 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm.

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu cả lớp quan sát ô chữ, nghe 1 HS đọc to, rõ yêu cầu của trò chơi: Tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để giải các ô chữ sau: 

BÀI 12: NGƯỜI CÔNG DÂN 

Dòng (1): từ đồng nghĩa với đất nước. 

Dòng (2): từ đồng nghĩa với đất nước. 

Dòng (4): từ đồng nghĩa với bảo vệ. 

Dòng (5): từ đồng nghĩa với kiến thiết. 

Dòng (7): tên của nước ta. 

+ HS hoạt động theo nhóm theo hướng dẫn của GV, trả lời các câu hỏi trong bài và trình bày trước lớp. 

+ GV nhận xét chốt đáp án: 

 

 

 

- HS đọc nội dung nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

2. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, chuẩn bị vào bài đọc mới. 

b. Tổ chức thực hiện

- Sau mỗi dòng ô chữ, GV mời HS khác góp ý, bổ sung. HS đổi vai chia sẻ.

- GV nhắc lại các bước giải ô chữ: Đọc gợi ý => Phán đoán từ ngữ => Ghi từ ngữ vào các ô trống ở dòng 1 theo hàng ngang, đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh. 

- GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án:

Dòng 2: NON SÔNG 

Dòng 4: GIỮ GÌN (GÌN GIỮ)

Dòng 5: XÂY DỰNG 

Dòng 7: VIỆT NAM 

  • Từ xuất hiện ở cột dọc màu xanh là CÔNG DÂN. 

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em hiểu công dân là gì? 

- GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân, mời các HS trả lời theo quan điểm của mình. 

- GV nhận xét, chốt đáp án: 

Công dân là người dân của một nước. 

 

 

- HS trả lời các CH.

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn giải ô chữ. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi. 

 

- HS phát biểu ý kiến. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

3. Giáo viên giới thiệu chủ điểm bài 12.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV dẫn dắt, giới thiệu chủ điểm: Qua trò chơi Giải ô chữ, các em đã tìm được từ khóa là Công dân. Đó là chủ điểm mà chúng ta sẽ học ở Bài 12 này. Chúng ta sẽ tìm hiểu những câu chuyện, bài thơ, vở kịch về những người công dân và bổn phận của mỗi công dân chúng ta với đất nước. Trước hết, chúng ta sẽ đọc vở kịch viết về một người công dân yêu nước, quyết tâm đi tìm con đường giành lại độc lập, tự do cho đất nước ta. Vở kịch có tên là Người công dân số Một. Chúng ta sẽ đọc để biết người công dân số Một ấy là ai và có công lao to lớn với đất nước như thế nào nhé!

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

ĐỌC 1: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT 

(55 phút)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 95 – 100 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn học kì I.

  • Hiểu nghĩa của từ được chú giải và của các từ ngữ khác trong bài. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi lòng yêu nước, quyết tâm đi tìm con đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành – Bác Hồ thời trẻ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

  • Hiểu và cảm nhận được những từ ngữ, chi tiết hay; biết bày tỏ sự yêu thích với những từ ngữ, chi tiết đó. 

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng lòng yêu nước. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 5.

  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

  • Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

  • SGK, VBT Tiếng Việt 5.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV chiếu những hình ảnh về công dân yêu nước: 

BÀI 12: NGƯỜI CÔNG DÂN 

BÀI 12: NGƯỜI CÔNG DÂN 

Cùng nhau bảo vệ Tổ quốc

 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.20, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Người công dân số Một kể về một người thanh niên Nguyễn Tất Thành – Bác Hồ thời trẻ mang trong mình một tình yêu nước nồng nàn. Nhân vật ấy sinh ra trong thời thế đất nước rối ren nhưng với lòng yêu nước vẫn luôn rực cháy trong người thanh niên xứ Nghệ! Người đã bôn ba đi tìm đường cứu nước như thế nào? Người đã trải qua những khó khăn ấy ra sao? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé! 

BÀI 12: NGƯỜI CÔNG DÂN 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ ngữ khó, cách ngắt nghỉ đúng ở các câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện 

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với nội dung vở kịch. Tạm chia đoạn để đọc như sau: 

+ Đoạn 1 (tên bài, cảnh trí, nhân vật): đọc với giọng dõng dạc, rành mạch. 

+ Đoạn 2 (Từ lời thoại đầu tiên của anh Lê đến Lê: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?): Lời anh Lê đọc với giọng vui vẻ, hào hứng. Lời anh Thành đọc với giọng nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. 

+ Đoạn 3 (Từ Thành: Anh Lê này! ... đến ... ở Sài Gòn này nữa): Lời anh Thành trầm lắng, suy tư. Lời ai Lê lúc đầu ngạc nhiên, về sau sôi nổi, hào hứng. 

+ Đoạn 4 (Từ Thành: Anh Lê ạ, ... đến hết): Lời anh Thành trầm lắng, suy tư. Lời anh Lê ngạc nhiên. 

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Luyện đọc một số từ khó: phắc-tuya, đèn hoa kì, đèn tọa đăng, chớp bóng, Phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba,… 

+ Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: 

Lời anh Lê đọc với giọng vui vẻ, hào hứng. Lời anh Thành lúc  đọc với giọng nhẹ nhàng nhưng kiên quyết lúc trầm lắng, suy tư. 

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Tên bài, cảnh trí, nhân vật. 

+ Đoạn 2: Từ lời thoại đầu tiên của anh Lê đến Lê: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

+ Đoạn 3: Từ Thành: Anh Lê này! ... đến ... ở Sài Gòn này nữa. 

+ Đoạn 4: Từ Thành: Anh Lê ạ, ... đến hết.  

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện 

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Anh Thành (Nguyễn Tất Thành): tên của Bác Hồ thời trẻ.  

+ Xóm Chiếu: một xóm nghèo ở Sài Gòn trước đây, nay thuộc Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. 

+ Phắc-tuya (tiếng Pháp): hóa đơn.  

+ Sa-xơ-Iu Lô-ba: tên một trường học ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, dành riêng cho con em người Pháp và người Việt Nam giàu có. 

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

 ...................

 

 

 

 

- HS xem tranh. 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. 

...................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay