Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 9: 32 phút giành sự sống

Giáo án bài 9: 32 phút giành sự sống sách Tiếng Việt 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 9: VÌ CUỘC SỐNG YÊN BÌNH

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

 

1. Trò chơi: Gọi cho ai?  Nói gì? 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm.

b.  Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị

- GV yêu cầu HS đọc đề bài: 

Đề bài 1: Em sẽ gọi số điện thoại nào để báo tin trong các tình huống sau? 

 

­Đề bài 2: Em sẽ nói gì với người nghe điện thoại trong mỗi tình huống trên? 

Nhiệm vụ 2. Tham gia trò chơi Gọi cho ai? 

- GV hướng dẫn cách chơi:

+ GV nêu luật chơi: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 HS: 1 HS đóng vai người quản trò, tất cả HS trong nhóm tham gia trò chơi ghép số điện thoại với tình huống trong tranh; giải thích tại sao chọn số đó: 

+Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 2 phút, tìm từ thay cho hình.

- GV cho HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, chốt đáp án: 

  • HS 1: Khi thấy một đám khói bốc cao ở tòa nhà đối diện, mình sẽ gọi số điện thoại 114 để báo cháy, vì đây là số điện thoại của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn. 

  • HS 2: Khi thấy một cụ già mệt lả, ngất xỉu bên đường, mình sẽ gọi hoặc nhờ người lớn qua đường gọi ngay số 115, vì đó là số của tổng đài cấp cứu khẩn cấp, người bệnh sẽ được hỗ trợ, đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. 

  • HS 3: Khi thấy một chiếc cặp bỏ trên hè phố, không biết ai là chủ của nó, mình sẽ gọi hoặc nhờ người lớn qua đường gọi ngay số 113, số điện thoại khẩn cấp của Đội Cảnh sát phản ứng nhanh để các chú cảnh sát đến giải quyết, bởi đó không phải tài sản của mình, mặt khác, chiếc cặp đó có thể chứa chất cấm hoặc vũ khí nguy hiểm. 

Nhiệm vụ 3: Tham gia trò chơi Nói gì? 

- GV tổ chức trò chơi: HS đóng vai người chứng kiến, báo tin phù hợp với 3 tình huống ở BT1 (đóng vai theo cặp: 1 người đóng vai người gọi điện – 1 em đóng vai người trả lời điện thoại).

- GV nhận xét, nêu câu trả lời đúng:

+ A lô! Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố Vinh nghe đây.

+ Chào chú. Cháu là Nguyễn Trâm Anh, ở số 2 Lê Hồng Phong. Cháu nhìn thấy một đám khói bốc cao ở toà nhà đối diện. Cháu nghĩ đang có hoả hoạn xảy ra ở tầng 5 của toà nhà.

+ Cảm ơn cháu. Sẽ có đội cứu hoả đến ngay.

 

 

 

 

 

- HS đọc đề bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe. 

 

2. Giáo viên giới thiệu chủ điểm và Bài đọc 1.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS lắng nghe GV giới thiệu chủ điểm, bài đọc mở đầu chủ điểm, chuẩn bị vào bài đọc mới. 

b.  Tổ chức thực hiện

GV dẫn dắt vào bài học: Qua các hoạt động trên, các em đã biết khi nào cần gọi và sẽ phải nói như thế nào khi gọi đến các số 113, 114, 115. Tất cả những việc làm ấy đều vì mục đích giữ an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội, cho cuộc sống của chúng ta. Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chủ điểm Vì cuộc sống yên bình qua bài 9!

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

ĐỌC 1: 32 PHÚT GIÀNH SỰ SỐNG 

(2 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.

  • Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Câu chuyện kể về một lần làm nhiệm vụ của các chú lính cứu hoả khi phải nhanh chóng, khẩn trương tranh giành sự sống để cứu được cháu bé mắc kẹt trong khe tường.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

  • Năng lực tự chủ và tự học: trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học

  • Bước đầu hiểu được nghệ thuật sắp xếp các tình tiết, sự việc khi tường thuật, hấp dẫn người đọc, người nghe của bài đọc. 

3. Phẩm chất

  • Biết liên hệ tới các số khẩn cấp trong các trường hợp nguy hiểm.

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: thể hiện được sự xúc động, thương cảm đối với em nhỏ; biết ơn các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã cứu thoát em nhỏ trong câu chuyện. 

  • Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm: có ý thức phòng cháy chữa cháy trong gia đình và xã hội. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

  • SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5. 

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Tranh minh họa bài đọc. 

b. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5. 

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện 

- Gv yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Em hãy cho biết các số khẩn cấp như 111. 113. 114. 115 gọi cho ai và trong trường hợp nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

+ 111: tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em - can thiệp và hỗ trợ các trường hợp có hành vi xâm hại đến quyền lợi, thân thẻ của trẻ em.

+ 113: Cảnh sát giao thông - hỗ trợ trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hội.

+ 114: số điện thoại lính cứu hỏa - hỗ trợ khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ.

+ 115: gọi cứu thương – gọi xe cứu thương trong các trường hợp bị chấn thương, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr121, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: 

Bài đọc “32 phút giành sự sống” là câu chuyện về việc các chú lính cứu hỏa đã giải cứu thành công cậu bé bị kẹt ở khe tường. Chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc có nội dung gì nhé! 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc khúc triết, rõ ràng; nhấn giọng ở các từ ngữ để thể hiện sự gay cấn của sự việc, sự hồi hộp của người theo dõi,... 

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Luyện đọc một số từ khó: lập tức, lo lắng, câu nói, niềm vui, kẹt, nghẹt thở,… 

+ Luyện đọc câu dài:  

  • Các chiến sĩ xem xét hai căn nhà rồi quyết định phương án đục tường.// Trong tiếng giật chói tai của máy khoan cắt, / người nhà cháu bé không giấu nổi vẻ lo lắng,/ bồn chồn.// Mỗi mảng vữa,/ gạch rơi ra/ đều được các chiến sĩ đỡ gọn trong lòng bàn tay/ để không làm tổn thương cháu bé.//

  • Đúng 18 giờ 3 phút,/ viên gạch cuối cùng rơi xuống.// Một chiến sĩ luồn tay qua khe tường hẹp,/ đỡ lấy đầu cháu bé.// Ba chiến sĩ khác đỡ phần hông,/ tay và hai chân của cháu,/ nhích từng chút một.// Cháu bé được cứu thoát trong tiếng khóc oà của người thân.// Một chiến sĩ xốc cháu lên lưng,/ chạy ra xe cứu thương.// Người lính áo xanh nghe thấy câu nói đầu tiên của cháu:/ "Cháu khát!/ Cháu đói!".//

…………….

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. 

 

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 1: TRẺ EM NHƯ BỤP TRÊN CÀNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 7: CHUNG SỨC CHUNG LÒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 9: VÌ CUỘC SỐNG YÊN BÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM 12: NGƯỜI CÔNG DÂN

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 1: TRẺ EM NHƯ BỤP TRÊN CÀNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 2: BẠN NAM, BẠN NỮ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 7: CHUNG SỨC CHUNG LÒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 8: CÓ LÍ CÓ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 9: VÌ CUỘC SỐNG YÊN BÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 11: CUỘC SỐNG MUÔN MÀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 12: NGƯỜI CÔNG DÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 16: CÁNH CHIM HÒA BÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 17: VƯƠN TỚI TRỜI CAO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM 18: SÁNH VAI BÈ BẠN

 

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 1: TRẺ EM NHƯ BỤP TRÊN CÀNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 2: BẠN NAM, BẠN NỮ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 4: CÓ CHÍ THÌ NÊN

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 7: CHUNG SỨC CHUNG LÒNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM 9: VÌ CUỘC SỐNG YÊN BÌNH

 

Chat hỗ trợ
Chat ngay