Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 8: Mồ Côi xử kiện

Giáo án bài 8: Mồ Côi xử kiện sách Tiếng Việt 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 8: CÓ LÍ CÓ TÌNH

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

BẠN NÊN LÀM GÌ? 

1. Trò chơi: Bạn nên làm gì?  

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm.

b.  Tổ chức thực hiện

- GV cho HS đọc nhiệm vụ BT1: Theo em, ở mỗi tình huống sau, chúng ta nên giải quyết như thế nào? 

+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu 3 bức tranh trên, tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để tìm cách giải quyết cho mỗi tình huống được nêu trong bức tranh.  

+ GV chiếu từng bức tranh lên màn chiếu và yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp 

- GV nhận xét, chốt đáp án: 

+ Hình 1: Mẹ nên căn ngăn, phân tích với anh em vì sao không nên tranh nhau đồ chơi, và yêu cầu hai anh em làm lành giải quyết sự việc với nhau. 

+ Hình 2: Nên căn ngăn và xem xét ai là người bị phạm lỗi để đưa ra mức phạt. 

+ Hình 3: Nên khuyên bạn rằng đó là một hành động xấu, ai cũng muốn chơi nhưng hộ đều xếp hàng chờ đợi. 

 

 

 

- HS đọc nhiệm vụ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

- HS xem tranh.

 

- HS chú ý lắng nghe. 

 

2. Trao đổi các tình huống

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 

- HS hiểu được tên chủ điểm Có lí có tình, chuẩn bị vào bài đọc mới.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV cho HS đọc nhiệm vụ BT2: Tìm thêm những tình huống tương tự các tình huống ở bài tập 1 và nêu ý kiến của em về cách giải quyết:  

a) Những người liên quan tự hào giải với nhau. 

b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai. 

+ GV giao nhiệm vụ cho HS trao đổi qua nhóm đôi và hoàn thành bài trong VBT. 

+ GV mời 1 – 2 HS đại diện trình bày ý kiến, các HS khác lắng nghe và nhận xét, khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ của mình. 

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

a) Những người liên quan tự hòa giải với nhau 

VD; Bạn Nam mượn thước của em nhưng bạn lỡ làm gãy. 

=> Ở tình huống này hai bạn có thể tự giải quyết với nhau bằng việc bạn Nam sẽ xin lỗi vì đã làm gãy thước và có thể mua đền cho bạn chiếc thước khác. 

b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai 

VD: Bác A đi xe gây tai nạn trên đường. 

=> Ở tình huống này cần có cảnh sát giao thông tham gia và phân xử xem ai là người đã vi phạm luật an toàn giao thông và ở mức độ nào. 

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV và trả lời CH.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

3. Giáo viên giới thiệu chủ điểm và Bài đọc 1.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS lắng nghe GV giới thiệu chủ điểm, bài đọc mở đầu chủ điểm, chuẩn bị vào bài đọc mới. 

b.  Tổ chức thực hiện

- GV dẫn dắt và giới thiệu: Qua trò chơi Bạn nên làm gì và các tình huống. Hôm nay, chúng ta học bài mới với tên gọi Mồ Côi xử kiện

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

ĐỌC 1: MỒ CÔI XỬ KIỆN

(2 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.

  • Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Bài đọc kể về một chàng Mồ côi rất nhanh nhẹn công tâm và có tài xử án rất thông minh. Anh đã xử trí rất hợp tình hợp lý câu chuyện của bác nông dân và bác chủ quán ăn

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. 

Năng lực văn học

  • Cảm nhận và nêu được cảm nhận về những hình ảnh đẹp, những từ ngữ hay trong bài.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng ý thức tôn trọng sự công bằng, trung thực trong xã hội.

  • Đánh giá công tâm trước những sự việc, hiện tượng trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

  • SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5. 

  • Tranh minh họa bài đọc.

  • Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5. 

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV cho học xem video Sự công bằng sau đây:

https://youtu.be/5sfDuamatzY?si=JWWw4ErNd8C0y-d2

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Em hãy rút ra bài học sau khi xem video trên.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, SGK tr105, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: 

Bài đọc “Mồ côi xử kiện” ngợi ca sự thông minh và tài xử trí công tâm của anh chàng Mồ côi. Trước tình huống oái oăm, khó xử của bác nông dân và người chủ quá ăn, Mồ côi vẫn đưa ra được cách giải quyết rất thỏa đáng. Hãy cùng tìm hiểu nội dung bài đọc qua tiết học ngày hôm nay. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ ngữ khó, cách ngắt nghỉ đúng ở các câu.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện 

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, đọc với giọng kể chuyện khoan thai, dõng dạc. Lời chủ quán đọc với giọng bức tức, tự tin, đắc chí; lời của người nông dân đọc với giọng ngạc nhiên, lo lắng, ấm ức; lời của Mồ Côi rõ ràng, rành mạch, từ tốn, khoan thai.    

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc các đoạn:

+ Luyện đọc một số từ khó: xử kiện, xóc lên,… 

+ Giọng đọc các đoạn: 

  • Đoạn 1: Các câu kể đọc với giọng kể chuyện khoan thai. Lời của chủ quán đọc với giọng bực tức. Lời của người nông dân đọc với giọng ngạc nhiên, lo lắng. Lời của Mồ Côi đọc với giọng chậm rãi, rành mạch. 

  • Đoạn 2: Lời của chủ quán đọc với giọng tự tin, đắc chí. Lời của người nông dân đọc với giọng ấm ức. Lời của Mồ Côi đọc với giọng từ tốn, khoai thai. 

  • Đoạn 3: Các câu kể đọc với giọng kể chuyện khoan thai, dõng dạc. Lời của Mồ Côi đọc rõ ràng, rành mạch. 

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “… thưa có”. 

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “… cũng được”. 

+ Đoạn 3: Còn lại 

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện 

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ công tâm: ngay thẳng, chỉ vì việc chung. 

+ bồi thường: đền bù bằng tiền cho những thiệt hại đã gây ra. 

+ đồng bạc: tiền làm bằng kim loại (bạc). 

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Vì sao Mồ Côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện?  

Câu  2: Đòi hỏi của người chủ quán vô lí như thế nào?  

Câu 3: Em có nhận xét gì về cách phân xử của chàng Mồ Côi?  

Câu 4: Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán nhận được bài học gì?  

Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?  

a) Gậy ông đập lưng ông, 

b) Vỏ quýt dày có móng tay nhọn. 

c) Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. 

……………….

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

 

- HS chú ý lắng nghe. 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. 

 

 

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm để trả lời các câu hỏi dưới đây.

 

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay