Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Hội nghị Diên Hồng

Giáo án bài 7: Hội nghị Diên Hồng sách Tiếng Việt 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7: CHUNG SỨC CHUNG LÒNG

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

1. Trò chơi

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm.

b. Tổ chức thực hiện

GV tổ chức trò chơi cho HS yêu cầu HS đọc nội dung phần Chia sẻ

Bài tập 1: Xếp các thành ngữ, tục ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp 

Bài tập 2: Em thích nhất thành ngữ hoặc tục ngữ nào trên đây? Hãy giải thích nội dung của thành ngữ hoặc tục ngữ đó. 

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn cách chơi trò chơi Ai nhanh nhất

+ Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử ra 2 bạn để tham gia trò chơi. Các nhóm sẽ nhanh chóng nhận thẻ và gắn vào các nhóm phù hợp. Nhóm nào làm nhanh và đúng nhất thì sẽ dành chiến thắng và nhận được sao.

+ HS hoạt động theo nhóm theo hướng dẫn của GV, trả lời các câu hỏi trong bài và trình bày trước lớp. 

 

 

 

- HS đọc nội dung nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. 

 

 

- HS phát biểu ý kiến.

 

 

2. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, chuẩn bị vào bài đọc mới. 

b.  Tổ chức thực hiện

GV mời một số HS trả lời CH.

- Sau mỗi câu, GV mời HS khác góp ý, bổ sung. HS đổi vai chia sẻ.

- GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án:

+ Câu 1: 

a) Chung sức, chung lòng: cùng góp công sức và thống nhất ý chí, nêu cao tinh thần đoàn kết để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc. 

b) Bẻ đũa không bẻ được cả nắm: không thể hoặc rất khó để chống lại sức mạnh của cả một tập thể (đề cao tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể). 

c) Góp gió thành bão: gom góp nhiều cái nhỏ, yếu thì sẽ được các lớn, mạnh. 

d) Chia ngọt sẻ bùi: chia sẻ với nhau để cùng hưởng, không kể ít hay nhiều. 

e) Lá lành đùm lá rách: đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn. 

+ Câu 2: 

  • Thể hiện tình đoàn kết: a, d, e 

  • Ca ngợi sức mạnh đoàn kết: b, c 

 

 

 

- HS trả lời các CH.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

3. Giáo viên giới thiệu chủ điểm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV dẫn dắt, giới thiệu chủ điểm: Đoàn kết, chung sức, chung lòng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thông qua chủ điểm này cô mong các bạn sẽ thấy hiểu hơn về ý nghĩa, sức mạnh của tình đoàn kết để luôn biết chung sức, chung lòng giúp đỡ lẫn nhau. Mở đầu chủ điểm là Bài đọc 1: Hội nghị Diên Hồng.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ĐỌC 1: HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG

(2 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.

  • Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Câu chuyện kể về công cuộc chống quân Nguyên - Mông của triều đình ta, Vua Trần Thánh Tông đã triệu các bô lão từ khắp nơi về để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hoà. Qua bài đọc có thể thấy rõ ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết chống quân xâm lược của cha ông ta

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Ý thức được trách nhiệm của học sinh nói chung và bản thân nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 

Năng lực văn học:

  • Hiểu và cảm nhận được những từ ngữ, chi tiết hay; biết bày tỏ sự yêu thích với những từ ngữ, chi tiết đó. 

3. Phẩm chất

  • Trân trọng cuộc sống hòa bình, biết ơn cha ông đã bảo vệ lãnh thổ đất nước

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 5.

  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 

  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về công cuộc chống quân Nguyên - Mông. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

  • SGK, VBT Tiếng Việt 5

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV cho HS xem video về Kháng chiến chống Mông – Nguyên. Hội nghị Diên Hồng sau dây:

https://youtu.be/nLZSDimQOyg?si=tQyu4W3v0C69LXO9

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Hãy nêu suy nghĩ và cảm nhận của em sau khi xem xong video.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr90, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

 

Bài đọc “Hội nghị Diên Hồng” nội dung kể về việc nhà vua triệu hồi các bô lão về kinh thành Thăng Long bàn việc đánh giặc Nguyên đang đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ 2. Tất cả các bô lão đều đồng ý đánh, không xin hòa. Qua đó, tác giả ngợi ca tình đoạn kết, tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ ngữ khó, cách ngắt nghỉ đúng ở các câu.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện 

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, đọc với giọng kể lo lắng, khoan thai; lời của nhà vua đọc dõng dạc, những câu nói về quân giặc đọc với giọng tức giận, những câu nói tới dự định của nhà vua đọc với giọng xúc động.   

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Luyện đọc một số từ khó: võng đi, trẫm, khanh, ban yến, biên ải,… 

+ Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:  

  • Giọng điệu dõng dạc, dứt khoát: Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Lớn như nước Trung Hoa cũng đã mất về tay chúng. Sóm muộn, giặc cũng sẽ tràn sang cướp nước ta. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?

  • Giọng điệu hào hùng:“ Đánh! Đá... ánh...! Xin Bệ hạ cho đánh!

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến ... nước Đại Việt.): đọc với giọng lo lắng.

+ Đoạn 2 (từ Cuộc chiến đã gần kề... đến … miệng nhai trầu bỏm bẻm.): đọc với giọng khoai thai. 

+ Đoạn 3 (từ Sáng mồng Bảy ... đến ... như có cơn bão tràn qua): Những câu là lời dẫn truyện đọc với giọng trầm, chậm rãi. Lời của nhà vua đọc với giọng dõng dạc, những câu nói về quân giặc đọc với giọng tức giận, những câu nói tới dự định của nhà vua đọc với giọng xúc động. Lời của các bô lão đọc với giọng khí thế, quyết tâm.  

+ Đoạn 4 (phần còn lại): Đọc với giọng từ tốn, trang trọng.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

………..

 

 

 

 

- HS xem video. 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

 

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay