Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Luyện tập về đại từ
Giáo án bài 7: Luyện tập về đại từ sách Tiếng Việt 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Luyện tập về đại từ
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
(1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Hiểu được khái niệm thế nào là từ đại từ, cách sử dụng từ đại từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
Biết phân biệt các loại đại từ, vận dụng để làm các bài tập.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
Từ việc hiểu về khái niệm từ đại từ, biết cách sử dụng phù hợp với từng ngữ cảnh.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, chăm học, sẵn sàng làm những công việc vừa sức ở nhà hoặc ở trường, cảm thấy vu khi học tập, làm việc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5.
Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
SGK Tiếng Việt 5, VBT Tiếng Việt 5.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Em hãy liệt kê những đại từ xưng hô ở ngôi thứ nhất. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: + Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,… - GV giới thiệu bài học mới: Ở buổi trước các em đã hiểu thế nào là đại từ và biết cách phân biệt các loại đại từ. Trong bài học hôm nay, các em sẽ củng cố kiến thức thông qua các bài tập trong sách. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Phân loại đại từ xưng hô a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nắm được các loại từ xưng hô và xếp chúng cho đúng. - Vận dụng kiến thức để hoàn thành các bài tập. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 HS đọc BT 1; các HS khác đọc thầm theo: Xếp các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp: Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh? HOÀNG QUỐC HẢI
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi. HS làm BT vào VBT hoặc phiếu BT. - GV mời một vài HS trả lời các câu hỏi trước lớp. Các HS khác nhận xét, góp ý. - GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có) và nêu đáp án đúng: + Từ chỉ người nói: trẫm. + Từ chỉ người nghe: khanh, các khanh. + Từ chỉ cả người nói và người nghe: ta. + Từ chỉ người, vật được nhắc tới: chúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng của danh từ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS vận dụng kiến thức để hoàn thiện các bài tập liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 HS dọc BT 2, các HS khác đọc thầm theo: Các danh từ in đậm dưới đây được dùng làm gì? a) Tôi vừa vào thang máy thì một cậu bé lưng đeo ba lô cũng bước vào. - Cháu chào bác ạ. – Cậu bé nói với tôi. - Cháu đi học à? - Thưa bác, vâng ạ. Vừa lúc ấy, thang máy mở cửa. Cậu bé nhoẻn cười chào tôi rồi nhanh nhẹn rảo bước. Theo Nhật An b) - Thưa bác sĩ, bây giờ mọi người vào thăm bà cháu được chưa ạ? - Để cho bà nghỉ thêm một lát, cậu bé ạ! Bà cháu trằn trọc mãi, vừa xong mới chợp mắt được. Theo Hải Ngân c) - Chủ nhật ngày, ai muốn đi chợ phiên với bố mẹ nào? - Con ạ! – Páo nhanh nhảu đáp – Còn bao nhiêu ngày nữa thì đến chợ phiên, bố nhỉ? - Còn năm ngày nữa. Hà An Viên - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo kĩ thuật Khăn trải bàn và viết kết quả vào VBT. - GV mời một vài HS đại diện trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, góp ý. - GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có) và nêu đáp án đúng: + Đoạn a: có các danh từ cháu, bác vốn chỉ quan hệ họ hàng, trong tình huống này không chỉ quan hệ họ hàng mà được dùng để xưng hô như đại từ. Cụ thể: Trong câu “Cháu chào bác ạ.”, từ cháu chỉ người nói, từ bác chỉ người nghe. Trong câu “Cháu đi học à?”, từ cháu chỉ người nghe. Trong câu “Thưa bác, vâng ạ.”, từ bác chỉ người nghe. + Đoạn b: có danh từ bác sĩ vốn chỉ nghề nghiệp, được dùng để xưng hô như đại từ (chỉ người nghe); danh từ cháu vốn chỉ quan hệ họ hàng, được dùng để xưng hô như đại từ (chỉ người nói hoặc người nghe). + Đoạn c: có các danh từ con, bố vốn chỉ quan hệ gia đình, ở đây được dùng để xưng hô như đại từ (chỉ người nói hoặc người nghe). - GV nói thêm: Người Việt Nam thường sử dụng các từ chỉ quan hệ gia đình, quan hệ thân thuộc (như bố, con, chú, cháu, chị, em,…), các từ chỉ một số chức vụ (chủ tịch, giám đốc, bộ trưởng,…),… hoặc nghề nghiệp (thầy, cô, bác sĩ,…) làm từ xưng hô để thể hiện tình cảm thân mật hoặc thái độ tôn trọng. Vì vậy số lượng từ xưng hô trong tiếng Việt rất lớn. Điều này khác với nhiều ngôn ngữ (như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,…) chỉ có từ 6 đến 8 từ xưng hô và đều là đại từ. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. ……………… |
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. …………. |
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm
Phí Đặt
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Chuyển phí vào TK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- Ngân hàng VCB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây