Giáo án gộp Ngữ văn 12 cánh diều kì I
Giáo án học kì 1 sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
GIÁO ÁN WORD BÀI 2: HÀI KỊCH
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Quan Thanh Tra (Gô-gôn)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Thực thi công lí (Trích Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ - Sếch-xpia)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Loạn đến nơi rồi! (Trích Mùa hè ở biển – Xuân Trình)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án
GIÁO ÁN WORD BÀI 3: NHẬT KÍ, PHÓNG SỰ, HỒI KÍ
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Quyết định khó khăn nhất (Trích Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử - Võ Nguyên Giáp)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật (Tiếp theo)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí
GIÁO ÁN WORD BÀI 4: VĂN TẾ, THƠ
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Việt Bắc (Tố Hữu)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Tây Tiến (Quang Dũng)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Biện pháp tu từ nghịch ngữ
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Thuyết trình về một vấn đề của tuổi trẻ có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước
GIÁO ÁN WORD BÀI 5: VĂN NGHỊ LUẬN
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người (Hoàng Ngọc Hiến)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc (Phan Hồng Giang)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh)
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Nghe thuyết trình một vấn đề văn học
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT : VĂN BẢN VIỆT BẮC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Việt Bắc. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thơ.
Tinh thần yêu nước và sự gắn bó mật thiết giữa nhân dân và lính cụ Hồ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại thơ.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Việt Bắc.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Việt Bắc.
3. Phẩm chất
Tinh thần yêu nước nồng nàn và tình quân dân cá nước bền chặt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem hình ảnh và trả lời câu hỏi: Trình bày một số hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu?
https://www.youtube.com/watch?v=hzweOtxQgMI
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhận xét về Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từng nói “Nghĩ đến Tố Hữu, rực rỡ như vàng, như ánh sáng”. Điều đó phần nào khẳng định tài năng cũng như sự nghiệp đồ sộ của ông trong văn học nước nhà. Ông đã để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm hay trong đó phải kể đến Việt Bắc. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tác phẩm này.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Việt Bắc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Tố Hữu và văn bản Việt Bắc.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Tố Hữu và văn bản Việt Bắc.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Tố Hữu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Dựa vào video đầu bài hãy trả lời các câu hỏi sau đây: Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả Tố Hữu. + Thân thế, sự nghiệp. + Sự nghiệp văn chương. + Tác phẩm chính. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Tiểu sử - Tố Hữu: Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. - Năm sinh: 1920 – 2002. - Quê quán: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. - Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. - Năm 1936 ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương. - Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. - Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. Tháng 3-1942, ông vượt ngục Đắc Giêi (nay thuộc Kon Tum) rồi tìm ra Thanh Hóa, bắt liên lạc với Đảng. - Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế. - Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước: - 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; - 1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ; - 1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền; - 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; - Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức; - Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư; - Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương; - Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; - 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương. - Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1). b. Sự nghiệp và tác phẩm chính - Tác phẩm của ông bao gồm có: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)…
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác phẩm “Việt Bắc” Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản. - GV yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi: + Trình bày thể loại cũng như hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Việt Bắc. + Bài thơ gồm có mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? + Nhan đề của bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong bàn trong vòng 3 phút. - Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức | 2. Văn bản “Việt Bắc” a. Thể loại: Thơ lục bát b. Hoàn cảnh sáng tác + Sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi (tháng 5-1954), Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết (tháng 7-1954), hoà bình được lập lại ở miền Bắc. Tháng 10-1954, cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và những người kháng chiến tạm biệt đồng bào vùng chiến khu Việt Bắc để trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc. Tác phẩm gồm 150 câu thơ lục bát. c. Bố cục - Gồm có 4 phần: + Phần đầu (8 câu đầu) – cảm xúc cuộc chia tay. + Phần hai ( 12 câu tiếp) – lời người Việt Bắc. + Phần ba (Ta với mình….đèo De, núi Hồng) – lời người cách mạng. + Phần cuối ( còn lại) : Lời tâm tình của người ra đi và người ở lại. d. Nhan đề Việt Bắc vốn là một địa danh, nơi đó gắn liền với cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở đất nước ta, cũng là vị trí chiến lược quan trọng. Nhan đề như một sự hội tụ khắc sâu tình cảm thuỷ chung, son sắc của nhà thơ đối với con người và cảnh sắc nơi đây. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
+ Phân tích được hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu thơ,… kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng kết nối với hiểu biết của cá nhân để hình dung về thế giới tự nhiên, xã hội, con người trong văn bản….
+ Nhận biết giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Việt Bắc.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Việt Bắc.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định kết cấu của tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút các câu hỏi sau đây. + Dựa vào hình thức trình bày của văn bản và sự xuất hiện luân phiên của các từ xưng hô “mình” và “ta”, hãy xác định kết cấu của tác phẩm. Kết cấu đó gợi cho em liên tưởng đến thể loại nào của văn học dân gian? + Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích. - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. |
1. Kết cấu - Kết cấu của văn bản: kết cấu theo lối đối đáp, thể hiện qua sự thay đổi luân phiên các đại từ xưng hô “mình” - “ta”. Thông qua hình thức trình bày văn bản, chữ nghiên là lời của người ra đi – người cán bộ, người lính. - Bài thơ kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. b. Tính dân gian thể hiện qua bài thơ Việt Bắc - Tính dân gian thể hiện qua: + Kết cấu: Bài thơ được kết cấu theo lối đối đáp thường thấy trong dân ca, ca dao.
+ Hình thức: Bài thơ được trình bày dưới hình thức câu lục bát – hình thức quen thuộc của ca dao. + Sử dụng từ ngữ: Đại từ nhân xưng “mình” - “ta” thường thấy trong ca dao. - Tính hiện đại thể hiện qua: + Lời thơ: đọc Việt Bắc ta không chỉ nhận thấy lời thơ bình lặng, da diết của ca dao, mà Việt Bắc là sự kết hợp giữa cái diết da của nỗi nhớ, cùng với sự hối hả, rộn ràng, thể hiện qua những câu hỏi dồn dập, nặng nghĩa, nặng tình. + Giọng điệu: giọng hùng ca, tình ca được khởi phát lên từ âm vang chiến thắng của dân tộc nên nhuốm hơi thở thời sự, mang không khí sử thi làm nên chất hiện đại cho bài thơ. + Ngắt nhịp: Ở một số câu thơ 8 chữ, Tố Hữu đã biến tấu cách ngắt nhịp của thể lục bát là 2/2/2/2 thành ngắt nhịp đôi 4/4. Chính điều đó làm cho nhịp thơ trở nên nhanh, khỏe, rộn ràng, xao động hơn: “Mười lăm năm ấy – thiết tha mặn nồng”; “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”. |
Nhiệm vụ 2: Phân tích tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tình cảm và cảm xúc của chủ thể trữ tình thông qua 3 trạm dừng chân: + Trạm 1: "Mình", "ta" trong bài thơ này là những ai? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để xác định điều đó? + Trạm 2: Tâm trạng bao trùm của cả “mình” và “ta” trong đoạn trích là gì? Từ tâm trạng ấy, những kỉ niệm nào đã ùa về? (Ví dụ: kỉ niệm về thiên nhiên Việt Bắc,...). + Trạm 3: Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ khắc hoạ qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Hãy giải thích sự độc đáo hoặc nét đặc sắc của một trong các yếu tố nghệ thuật đó. - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - Hành trình theo các trạm dừng chân. | 2. Phân tích tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình Trạm 1: - Trường hợp 1: đại từ “mình” dùng để chỉ những người cán bộ, những người lính từng làm việc trên chiến khu Việt Bắc, còn đại từ “ta” dùng để chỉ những người dân Việt Bắc. Thể hiện qua các từ ngữ “mình về”, “mình đi”, “có nhớ” – ý chỉ người ra đi, người rời vùng núi để về thành thị. + Trường hợp 2: “mình” chỉ người Việt Bắc, “ta” chỉ người cán bộ. Thể hiện qua câu “Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”. + Trường hợp 3: “mình” chỉ cả người cán bộ và người dân Việt Bắc. Như trong câu thơ: “Mình đi, mình có nhớ mình”, “mình đi, mình lại nhớ mình”. Trạm 2: - Tâm trạng bao trùm là nỗi nhớ về những kỉ niệm một thời gắn bó sắt son, mặn nồng. Tâm trạng quyến luyến, không nỡ rời xa, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ. - Những kỉ niệm ùa về: + Kỉ niệm về thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc (mưa nguồn suối lũ, mây mù, bản khói cùng sương; rừng nứa bờ tre; Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê, rừng xanh hoa chuối, ve kêu rừng phách đổ vàng,…) |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều