Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người (Hoàng Ngọc Hiến)

Giáo án bài 5: Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người (Hoàng Ngọc Hiến) sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 5: VĂN NGHỊ LUẬN

Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:

Số tiết: 

  1. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5

  • Nhận biết, phân tích được nội dung và vai trò của các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo, mục đích, tình cảm và quan điểm của người viết; mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; các biện pháp làm tang tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.

  • Biết tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu.

  • Viết được bài văn nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ.

  • Nghe và nắm bắt được nội dung, quan điểm của bài thuyết trình về một vấn đề văn học. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.

  • Biết quý trọng và phát huy truyền thống yêu nước, khát vọng tự do của dân tộc, hiểu đúng giá trị và tác dụng của văn học đối với đời sống tâm hồn con người.

  1. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về văn bản nghị luận.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản nghị luận.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản nghị luận.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các yếu tố về văn bản nghị luận

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV cho HS tìm hiểu kiến thức SGV và đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời:

+ Trình bày những đặc điểm của văn bản nghị luận: tính phủ định, khẳng định; ngôn ngữ và lập luận….

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tình khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận

Văn nghị luận thể hiện rất rõ thái độ, nhận thức, lập trường và quan điểm của người viết. Trước vấn đề nêu lên để bàn luận, người viết cần bày tỏ ý kiến, khẳng định cái đúng, cái tốt, bác bỏ, phê phán cái sai, cái xấu…. Vì thế, ngôn ngữ văn nghị luận thường dùng các từ, các câu khẳng định, phủ định nhằm tạo cho bài văn một âm hưởng giọng điệu mạnh mẽ, kiên quyết, hào sảng,….

Tính khẳng định và phủ định không chỉ có trong văn bản nghị luận xã hội mà còn có cả trong văn bản nghị luận văn học.

2. Lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận

Lập luận là cách thức trình bày và triển khai luận điểm, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, cách dùng những lí lẽ và dẫn chứng; cách sử dụng các thao tác như phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh đối chiếu…. để làm sáng tỏ điều tác giả muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình cùng người viết.

+ Trong lập luận người viết thường sử dụng nhiều từ ngữ nhằm nhấn mạnh, tạo nên giọng văn giàu màu sắc biểu cảm.

 


 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT    : VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ TÁC DỤNG CHIỀU SÂU TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH VĂN HÓA CON NGƯỜI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thể loại văn nghị luận.

  • Đề cao giá trị của văn học trong việc xây dựng nhân cách, văn hóa con người.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại văn nghị luận.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người.

3.  Phẩm chất

  • Đề cao chính nghĩa và biết đứng về lẽ phải.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV giao câu hỏi để HS suy ngẫm và trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuyển giao câu hỏi cho HS: Nêu suy nghĩ của em về câu nói của nhà văn Nam Cao: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có".

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Văn chương chính là một món quà tuyệt vời mà tạo hóa ban cho con người. Ở đó có tiếng khóc đau thương của những số phận cùng cực, có tiếng nức nở, thổn thức của những thân phận thấp hèn. Văn chương suy cho cùng chính là bức tranh phản ánh hiện thực xã hội và cũng góp phần đáng kể trong việc thay đổi nhận thức xã hội. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản nghị luận Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Hoàng Ngọc Hiến và văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Hoàng Ngọc Hiến và văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả và tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV cho HS tìm hiểu sách giáo khoa cùng phần bài chuẩn bị sẵn để trả lời các câu hỏi:

+ Tìm hiểu những thông tin của tác giả Hoàng Ngọc Hiến và văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người:

* Tiểu sử

* Sự nghiệp

* Phong cách sáng tác

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Hoàng Ngọc Hiến (1930 -2011)

- Quê quán: Làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

- Nghề nghiệp: nhà lý luận phê bình, dịch giả văn học Việt Nam đương đại, nguyên hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du.

- Sau năm 1945, ông cùng gia đình đi tản cư sau đó đến học Trường trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng ở Vinh và được gửi đi đào tạo ở Liên Xô.

- Năm 1959, ông làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công Tiến sĩ Văn học chuyên ngành lý luận, phê bình.

- Năm 1987, ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

b. Sự nghiệp và tác phẩm chính

- Các tác phẩm nổi tiếng: Văn học Xô Viết đương đại, Văn học gần và xa,….

Phong cách sáng tác:

+ Xoay quanh thể loại khảo cứu và phê bình, nổi tiếng với khái niệm “văn học phải đạo” nhằm nói về văn học chính thống xã hội chủ nghĩa.

+ Ông chủ yếu nghiên cứu và phê bình về văn học trong thời đại, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và kết luận trong những sáng tác của ông.

  1. Tác phẩm

  • Văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người được in trong Triết lí văn hóa và triết luận văn chương, NXB Giáo dục 2006.

    1. Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của văn bản:

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

+ Mục đích của người viết là gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào đến nội dung nghị luận?

+ Vấn đề trọng tâm của văn bản.

+ Cách triển khai luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

  1. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người.

  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người.

  3. Tổ chức thực hiện 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích nhan đề, mục đích chính của văn bản “Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người” 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút các câu hỏi sau đây.

+ Nhan đề “Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người” cho em biết được mục đích và nội dung chính của văn bản là gì?

+ Hãy nêu nội dung chính của từng phần đã được đánh số trong văn bản nêu trên.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Khám phá văn bản

  1. Phân tích nhan đề, mục đích chính của văn bản “Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người”  

  2. Mục đích chính của việc đặt tên nhan đề văn bản:

+ Giúp người đọc nhận thức được giá trị của văn học gắn với việc đọc sách.

+ Thể hiện tầm quan trọng của văn học trong việc phát triển và xây dựng nhân cách của mỗi con người.

  • Nội dung chính của văn bản: Bàn về văn học và giá trị của văn học trong việc xây dựng, hình thành nhân cách của mỗi con người.

  1. Nội dung chính của từng phần:

+ Phần 1: Sự khác biệt giữa xem truyền hình và đọc sách.

+ Phần 2: Vai trò quan trọng của văn học và nghệ thuật.

+ Phần 3: Văn học nghệ thuật với chức năng giáo dục đa năng lực.

 

Nhiệm vụ 2: Xác định vấn đề trọng tâm và cách lập luận của văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV hướng dẫn HS xác định vấn đề trọng tâm của văn bản thông qua 3 trạm dừng chân:

+ Trạm 1: Xác định vấn đề trọng tâm của văn bản (luận đề). Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích ý nghĩa của vấn đề trong văn bản như thế nào?

+ Trạm 2: Chỉ ra và phân tích một số biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định vấn đề trong văn bản?

+ Trạm 3: Em có nhận xét gì về cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

Hành trình theo các trạm dừng chân.

- GV theo dõi và điều hành hỗ trợ HS khi cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

2. Xác định vấn đề trọng tâm và cách lập luận của văn bản

a. Vấn đề trọng tâm của văn bản

Vấn đề trọng tâm của văn bản: tác dụng, giá trị của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng, hình thành nhân cách của mỗi con người.

- Cách phân tích của tác giả Hoàng Ngọc Hiến đi theo một trật tự lập luận logic vô cùng chặt chẽ, mỗi phần đều có sự liên kết với nhau:

+ Phần mở đầu: nói về vị thế của văn học ngày nay khi có sự cạnh tranh với truyền hình. Tiếp đó, so sánh sự khác nhau giữa việc xem truyền hình và đọc sách qua tiêu chí: khả năng tiếp nhận, khả năng ghi nhớ. Từ đó, khẳng định giá trị của việc đọc sách.

+ Phần thứ hai: Tập trung phân tích những giá trị mà văn học mang lại qua việc so sánh với khoa học và đưa ra những dẫn chứng cụ thể, thực tế. Nêu lên mối quan hệ giữa thực tiễn và tư tưởng từ đó nhấn mạnh sự cải cách tiến bộ của con người là cần có sự chuẩn bị.

+ Phần cuối: Đánh giá, nhận xét khả năng giáo dục của văn học nghệ thuật với những năng lực: năng lực cảm nhận sự thật, cảm nhận những nỗi đau nhân tình, cảm nhận cái đẹp. 

  1. Phân tích một số biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định vấn đề trong văn bản – Để tăng tính phủ định:

+ Dùng các từ phủ định: không phải, chẳng, không,…

+ Dùng các câu phủ định: “Tuy nhiên, riêng tôi, đã được xem và thực sự thích thú với nhiều bộ phim…”; “Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lí con người…”, “Nhưng có một quan niệm khác về chức năng giáo dục…”, “Nhưng chỉ nói đến giáo dục đạo đức thì quá ít…”

  • Để tăng tính khẳng định:

    1. Cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản

+ Dùng các từ khẳng định: phải, thì, chính, chỉ….

+ Dùng các câu khẳng định: “Văn học phải cạnh tranh với một đối thủ ghê gớm mà sự lớn mạnh ngày càng hùng hậu…”, “Đọc sách thì rất khác. Phải có nỗ lực của trí tuệ…”, “Truyền hình có thể lấn át văn hóa đọc nhưng cũng chính truyền hình sẽ hỗ trợ văn hóa…”, “Chỉ tham gia vào thực tiễn xã hội con người mới..”

→ Việc sử dụng các biện pháp làm tăng tính phủ định và khẳng định góp phần thể hiện rất rõ thái độ, nhận thức, lập trường và quan điểm của người viết về vấn đề: giá trị của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng, hình thành nhân cách của mỗi người.

…………

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 550k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 -10 phiếu
  • Đề thi mẫu với ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay