Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 4: VĂN TẾ, THƠ
Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:
Số tiết:
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4
Phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản tế (kết cáu, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ….), thơ (cảm hứng chủ đạo, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ…).
Hiểu và biết vận dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ.
Viết được bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.
Biết thuyết trình về một vấn đề của tuổi trẻ có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.
Cảm phục, biết ơn những người chiến đấu hi sinh vì đất nước, biết lựa chọn lẽ sống cao đẹp.
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về văn tế, phong cách nghệ thuật của văn học trung đại.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn tế, phong cách nghệ thuật của văn học trung đại.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn tế, phong cách nghệ thuật của văn học trung đại.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm về văn tế Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ Trình bày những hiểu biết của em về thể loại văn tế?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức.
|
+ Phần đầu (lung khởi) thường bàn luận chung về lẽ sống – chết hoặc cảm tưởng khái quát về người đã mất. + Phần thứ hai (thích thực) kể về cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã mất. + Phần thứ ba (ai vãn) nói lên niềm thương tiếc đối với người đã chết. + Phần bốn (đoạn kết) bày tỏ nỗi nhớ thương, lời tâm nguyện, cầu nguyện của người đứng tế.
+ Có thể được viết bằng văn xuôi cổ, có đối, văn vần, văn biền ngẫu…. Văn tế có khi được viết theo thể tự do nhưng phần nhiều văn tế phỏng theo thể phú. + Văn tế thường sử dụng nhiều thán từ, những từ ngữ hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. | ||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ Trình bày những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật văn học trung đại Việt Nam?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. | 2. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam BẢNG PHỤ LỤC SỐ 1 | ||||||||||
BẢNG PHỤ LỤC SỐ 1
| |||||||||||
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu phong cách lãng mạn trong văn học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ Trình bày những đặc điểm cơ bản của phong cách lãng mạn trong văn học?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
|
+ Những đặc điểm cơ bản của phong cách lãng mạn: hay hướng về cái khác thường, phi thường, lí tưởng hơn là cái đời thường, bình dị; trên cơ sở hiện thực mà lãng mạn hóa hiện thực, thường đề cao cá nhân thoát khỏi những ràng buộc, khuôn mẫu, thể hiện “cái tôi” dồi dào cảm xúc, thường sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản để làm nổi bật cái khác thường, phi thường, cái lí tưởng. + Có thể thấy được phong cách lãng mạn trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; nhân vật Huấn Cao mang vẻ đẹp lí tưởng khi hội tụ cả tài năng, “thiện lương” khí phách; cảnh cho chữ là cảnh tượng lạ lùng, xưa nay chưa từng có, người tử tù lại làm chủ ngục tù….. |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT : VĂN BẢN VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thể loại văn tế.
Đề cao tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của những người nông dân anh hùng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại văn tế.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
3. Phẩm chất
Đề cao chính nghĩa và biết đứng về lẽ phải.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV cho HS xem hình ảnh cùng 1 số gợi ý và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem hình ảnh và trả lời câu hỏi: ÔNG LÀ AI?
- Một nhà nho lỗi lạc có cuộc đời đầy rẫy những bất hạnh. Vào ngày 24/11/2021 đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
- Về cuối đời ông đã về quê hành nghề bốc thuốc chữa bệnh.
- Sự nghiệp sáng tác ông có vô vàn tác phẩm nổi tiếng trong đó “Lục Vân Tiên” được xem như cuốn tự sự về cuộc đời mình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: ÔNG LÀ – NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông là minh chứng hùng hồn cho vị trí và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Nguyễn Đình Chiểu và văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Nguyễn Đình Chiểu và văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Đình Chiểu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: (Từ đầu đến 3’40s) Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. + Thân thế, sự nghiệp. + Sự nghiệp văn chương. + Tác phẩm chính. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Tiểu sử - Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888). - Quê quán: sinh tại làng Tân Thời, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình tỉnh Gia Định (nay là quận 1, thành phố Hồ Chí Minh). - Năm 1843, ông thi đỗ tú tài tại trường Gia Định. - Năm 1847, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất. Ông bỏ thi về chịu tang mẹ. Trên đường về vì khóc thương mẹ và vì những gian nan vất vả ông ốm nặng và bị mù cả hai mắt. - Ông vừa học cách làm thuốc và mở trường dạy học. - Năm 1959, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về quê vợ Thanh Ba gần chợ Cần Giuộc. - Năm 1862, triều đình cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp, ông về Ba Tri tiếp tục dạy học làm thuốc và sáng tác văn học. - Ông có đóng góp không nhỏ cho kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1888 ông mất tại Ba Tri, Bến Tre. b. Sự nghiệp và tác phẩm chính - Tác phẩm của ông bao gồm có: truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, thơ và văn tế: Chạy giặc, Thơ điếu Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế sĩ dân Lục tỉnh trận vong…. - Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương của một con người vượt qua nghịch cảnh để trở thành người có ích: thầy đồ, thầy thuốc, nhà thơ nhà văn giúp dân giúp nước. - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ của dân, các tác phẩm của ông trừ một bài văn tế chữ Hán còn lại đều được viết bằng chữ Nôm tức là tiếng nói dân tộc. - Truyện thơ của ông thể hiện đạo lí và ức mơ của nhân dân về một cuộc sống tình nghĩa và sự công bằng ở đời. => Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là vị trí hàng đầu trong văn học yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX và trong văn học chống thực dân của các dân tộc Á – Phi.
| ||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản. - GV yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu bài tập sau đây: PHT 01: Tìm hiểu chung về VB Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong bàn trong vòng 3 phút. - Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức | 2. Văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” a. Thể loại: Văn tế b. Xuất xứ + Tháng 12 năm 1861, một đội nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã anh dũng tấn công đồn giặc Pháp ở chợ huyện, tiêu diệt được một số sĩ quan và quân lính giặc. Nhưng vì trang bị quá thô sơ, hơn hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh. Tinh thần cả thân cứu nước của họ đã tạo nên niềm xúc động mạnh mẽ. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này để đọc tại lễ truy điệu của những người nghĩa sĩ. Bài văn tế gây xúc động sâu sắc trong nhân dân và được lưu truyền khắp cả nước.
Thể hiện hình tượng bi tráng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc và tình cảm thương xót, kính phục của tác giả của nhân dân đối với sự hi sinh của họ
4 phần – BẢNG PHỤ LỤC | ||||||||||||
PHỤ LỤC BỐ CỤC VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO CỦA VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của văn bản:
+ Phân tích được hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc cùng nỗi niềm xót thương của tác giả.
+ Nhận biết giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút các câu hỏi sau đây. + Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện như thế nào trong phần Thích thực của bài văn tế? * Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nghĩa sĩ (hoàn cảnh xuất thân, điều kiện chiến đấu, hành động và tinh thần chiến đấu) * Những điểm đặc sắc trong các miêu tả thể hiện hình tượng người nghĩa sĩ. - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức.
| II. Khám phá văn bản
Hình tượng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc từ câu 3 đến 15
+ Hoàn cảnh xuất thân: Những người nông dân vô danh vốn xa lạ với trận mạc, binh đao dân ấp dân lân. + Điều kiện chiến đấu: Trang bị thô sơ, thiếu thốn (một manh ảo vải, một ngọn tầm vông, rơm con cúi), hoàn toàn không cân sức với kẻ thù; xa lạ với việc binh đao (chỉ biết….; mắt chưa từng ngó….; chẳng đợi tập rèn, không chờ bày bổ….) + Động lực, động cơ chiến đấu: đánh giặc bởi sự thôi thúc của tình cảm yêu nước giản dị, chân thành. + Hành động xung trận: Chiến đấu dũng mãnh, quên mình; đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, đâm ngang, chém ngược, hè trước, ó sau…
+ Sử dụng hệ thống hình ảnh cùng vần điệu, từ ngữ: gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, liều mình như chẳng có…. + Hình thức cấu trúc câu văn: Cấu trúc câu phủ định – khẳng định: vốn chẳng phải… chẳng qua là…. + Hệ thống biện pháp tu từ (điệp ngữ, đối, hình thức đối lập – tương phản): chưa quen cung ngựa/ chỉ biết ruộng trâu; bữa thấy bòng bong che chắn lốp muốn tới ăn gan,…) + Thể hiện sự trân trọng của chủ thể: Hai vầng nhật nguyệt chói lòa; mến nghĩa làm quân chiêu mộ…. |
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều